VỠ TIM: TRẦM CẢM TRONG BỆNH TIM MẠCH

487

Bệnh tim và trầm cảm là những bệnh thường gặp nhất ở các nước phát triển. Mối liên hệ giữa bệnh tim và trầm cảm đã là mối quan tâm của cả công chúng và nghiên cứu khoa học. Sự buồn rầu thường được mô tả sinh động như một cảm giác nặng ở ngực hoặc như là cảm giác “vỡ tim”. Đáng chú ý hơn, chúng ta đã nghiên cứu về diễn đạt của cảm xúc, nó biểu hiện có thể đơn giản chỉ là tiếng nói của cảm giác cơ thể. Những nghiên cứu lớn, tiền cứu và lâu dài đã chứng minh mối liên hệ giữa trầm cảm và sự phát triển của bệnh mạch vành (Coronary Artery Disease: CAD ), đã chỉ ra rằng trầm cảm là một yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của bệnh mạch vành. Trầm cảm cũng làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim ổn định khi so sánh với những bệnh nhân không bị trầm cảm. Mới đây, thử nghiệm tấn công tim bằng thuốc chống trầm cảm Sertraline (Sertraline AntiDepressant HeARt attack Trial: SADHART) cho thấy các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs: Selective Serotonin Reuptake Inhibitors) giống Sertraline có thể được dùng an toàn ở bệnh nhân trầm cảm sau nhồi máu cơ tim. Hơn nữa có bằng chứng đáng chú ý về điều trị trầm cảm bằng thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện những hậu quả bao gồm sự chết.

Bệnh tim và trầm cảm là những bệnh thường gặp nhất ở các nước phát triển. Mối liên hệ giữa bệnh tim và trầm cảm đã là mối quan tâm của cả công chúng và nghiên cứu khoa học. Sự buồn rầu thường được mô tả sinh động như một cảm giác nặng ở ngực hoặc như là cảm giác “vỡ tim”. Đáng chú ý hơn, chúng ta đã nghiên cứu về biểu hiện của những xúc động, nó có thể đơn giản chỉ là tiếng nói của cảm giác cơ thể. Trong bài báo này sẽ xem lại những tài liệu khoa học về mối liên hệ giữa bệnh tim và trầm cảm. Có ba câu hỏi sẽ nói đến. Thứ nhất: Có phải chăng trầm cảm là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch? Thứ hai: Có phải chăng trầm cảm làm cho tiên lượng bệnh tim mạch xấu hơn?  Thứ ba: Điều trị trầm cảm trong bệnh tim? Bệnh tim thường gặp nhất trong y văn là bệnh mạch vành (CAD). Vì thế trọng tâm của bài báo này chủ yếu là bệnh này.

Trầm cảm thường như thế nào ở những bệnh nhân bị bệnh tim?
Trầm cảm không là một phát hiện gây ngạc nhiên được thấy sau một biến cố y khoa cấp như sau một cơn đau tim. Điều đáng ngạc nhiên là tần số của nó là không cao. Cassem và Hackett đã tìm thấy khí sắc trầm cảm thường ở 50% những bệnh nhân ngay sau nhồi máu cơ tim (Myocardial Infarction: MI). Điều đáng quan tâm là sự dai dẳng, tức là sau một năm xảy ra sự kiện vẫn có hơn 70% bệnh nhân còn trầm cảm. Không những chỉ có trầm cảm mà chúng còn có những hậu quả chức năng như là không có khả năng trở lại công việc hoặc những hoạt động trước đây, khó khăn về tình dục và sự tái nhập viện. Nguy cơ của trầm cảm tiến triển này cao nhất ở những bệnh nhân có những giai đoạn trầm cảm trước đó. Có khoảng 44% – 56% bệnh nhân bị trầm cảm nặng sau nhồi máu cơ tim có tiền sử bị trầm cảm nặng. Dovenmuehle và Verwoerdt thấy rằng những bệnh nhân bệnh tim đã trải nghiệm qua những triệu chứng trầm cảm vừa đến nặng, thì điều đáng quan tâm là không có những triệu chứng sinh học được mong đợi của trầm cảm. Phải chú ý đến điều này khi thực hiện những đánh giá về trầm cảm.

Hơn nữa, những đánh giá tâm thần chính thức để chẩn đoán bệnh dựa trên những tiêu chuẩn đã được chuẩn hóa cho thấy những tỉ lệ bệnh thấp hơn. Carney và cộng sự khám 50 bệnh nhân được ghi nhận bị bệnh mạch vành (bằng chụp X quang mạch vành): tỉ lệ lưu hành của trầm cảm nặng chỉ là 18%. Tương tự, Schleifer và cộng sự đã phỏng vấn về mặt tâm thần ở 283 bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim 8 – 10 ngày và phỏng vấn lại sau 3 – 4 tháng bằng bảng phỏng vấn. Ban đầu, gần 1/5 thỏa mãn tiêu chuẩn trầm cảm nặng, nhưng gần một nửa bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm nhẹ hoặc nặng. Sự dai dẳng của trầm cảm cũng được ghi nhận: sau 3 – 4 tháng, 1/3 bệnh nhân tiếp tục thỏa mãn tiêu chuẩn trầm cảm, bao gồm 75% trong số đó ban đầu thỏa mãn tiêu chuẩn trầm cảm nặng. Tóm lại những triệu chứng trầm cảm là thường gặp nhưng trầm cảm nặng rộ lên chỉ khoảng 20% bệnh nhân. Trầm cảm này là dai dẳng.

Những yếu tố nguy cơ cho sự phát triển trầm cảm trong bệnh tim mạch là gì?  
Những yếu tố nguy cơ được nhận biết bao gồm những sự kiện cuộc sống âm tính không liên quan với tình trạng tim và sự nâng đỡ chủ quan hoặc về mặt xã hội được cảm nhận thấy thấp. Mặc khác yếu tố nguy cơ có thể là sự tiến triển của đột quỵ thiếu máu cục bộ ở những vùng não then chốt. Chúng ta đều biết rằng những đột quỵ này hay xảy ra ở người già và khi những đột quỵ này xảy ra ở những vùng rất quan trọng của não như vùng vỏ trán ổ mắt (Orbital Frontal Cortex: OFC) thì có thể dẫn đến trầm cảm. Vùng OFC quan trọng trong sự điều hòa khí sắc và sự giảm chức năng vùng OFC có thể đưa đến những vấn đề dai dẳng với sự củng cố âm tính làm cho chủ thể bị trầm cảm

Trầm cảm xảy ra sớm trong cuộc sống có thể đưa đến bệnh tim mạch hoặc bạn có thể chết từ sự vỡ tim? 
Đây là một câu hỏi gây ra sự chú ý. Bảng 1 tóm tắt những kết quả của những nghiên cứu lớn nói về câu hỏi này. Tất cả những nghiên cứu này đều kéo dài. Nghiên cứu đầu tiên trong 12 năm theo dõi một nhóm phụ nữ Thụy Điển. Nghiên cứu trong dân chúng Mỹ đầu tiên được thông báo 1993 với một khoảng thời gian theo dõi tương tự nhưng với một mẫu lớn hơn nhiều bao gồm cả nam và nữ.

Một nghiên cứu minh họa của Ford và cộng sự đã theo dõi tất cả nam sinh viên y khoa vào trường đại học Johns Hopkins từ 1948 – 1964. Lúc vào trường, những sinh viên này phải điền đầy đủ vào một bảng câu hỏi về tiền sử cá nhân và gia đình của họ, tình trạng sức khỏe và phải trải qua một sự kiểm tra y khoa thông thường. Họ được theo dõi hàng năm với một bảng câu hỏi đa dạng. Tỉ lệ suốt đời những dấu hiệu lâm sàng trầm cảm trong nhóm này là 12%. Những dấu hiệu lâm sàng trầm cảm có liên quan gấp đôi với yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh mạch vành sau đó. Yếu tố nguy cơ thường là hút thuốc lá, sử dụng rượu, chỉ số khối cơ thể (BMI), nồng độ cholesterol cơ bản, tăng lipit máu, tăng huyết áp và đái tháo đường, tất cả đều cần được kiểm tra. Nghiên cứu cũng nói đến câu hỏi có phải chăng có một mối liên hệ về thời gian giữa bệnh mạch vành và trầm cảm. Chỉ cho thấy sự liên hệ giữa trầm cảm và bệnh mạch vành thì chưa là đầy đủ. Câu hỏi là bao lâu sau trầm cảm thì một người có thể có nguy cơ bị bệnh mạch vành. Ford đề nghị một khoảng rộng từ 1 – 44 năm. Một hạn chế lớn là nghiên cứu này chỉ giới hạn ở nam giới.

Tuy nhiên Hallstrom và cộng sự đã có những kết quả tương tự trong một nghiên cứu ở mẫu nữ trong cộng đồng. Nghiên cứu của họ được tiến hành trong một phạm vi tuổi rộng, giữa 38 – 54 tuổi ở Gothenbur, Thụy Điển. Những người phụ nữ được theo dõi trong 12 năm về sự tái diễn của cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và tử vong. Những dấu hiệu lâm sàng trầm cảm lại có liên quan với một nguy cơ cao với những cơn đau thắt ngực. Nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ rõ ràng giữa trầm cảm và những bệnh tim mạch khác.

Quan trọng đặc biệt là nghiên cứu EAC (Epidemiologic Catchment Study). Nghiên cứu này được thực hiện bởi Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia (National Institute of Mental Health: NIMH) của Mỹ, đánh giá tỉ lệ mới mắc và tỉ lệ hiện mắc của những rối loạn tâm thần ở Mỹ. Một bảng phỏng vấn tâm thần, bảng danh mục phỏng vấn chẩn đoán được dùng trong chẩn đoán lâm sàng của trầm cảm nặng theo tiêu chẩn DSM – III (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Health Disorders, Third Edition). Có 5 địa điểm trong nghiên cứu ban đầu. Một trong những điểm đó là Baltimore, theo dõi những bệnh nhân 13 năm sau đó. Những bệnh nhân trầm cảm nặng có nguy cơ đau tim cao gấp 4,5 lần so với những bệnh nhân không bị rối loạn trầm cảm nặng. Thậm chí khí sắc trầm cảm đơn độc cũng làm gia tăng nguy cơ MI. Cũng thấy rằng loạn cảm đơn độc có liên quan đáng kể với sự gia tăng nguy cơ tương đối với cơn đau tim trong vòng 13 năm theo dõi cũng rất đáng chú ý và đưa ra câu hỏi là có phải chăng những dấu hiệu lâm sàng trầm cảm là quan trọng và cần thiết hoặc chỉ cần những đặc điểm thứ yếu của trầm cảm đủ để làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành. Cũng có những nghiên cứu cho rằng không có mối liên hệ giữa trầm cảm và sự phát triển bệnh mạch vành. Một vài nghiên cứu trong số đó cho thấy có những hiệu quả trên một giới nhưng giới kia thì không. Ví dụ trong một cộng đồng người già được thành lập cho nghiên cứu dịch tễ học (EPESE) có một mối liên hệ giữa triệu chứng trầm cảm và CAD ở phụ nữ, nhưng không ở đàn ông. Việc phụ nữ phát triển bệnh mạch vành ở tuổi lớn hơn đàn ông có thể giải thích những kết quả của nghiên cứu này. Cũng vậy, hiệu quả dường như là thấp theo tuổi, đề nghị mối liên hệ này là hiển nhiên hơn khi trầm cảm được thấy ở người trẻ hơn.

BẢNG 1: Nghiên cứu mối quan hệ giữa trầm cảm và tiên lượng bệnh mạch vành ở những người không có bệnh mạch vành trước đó.

Nghiên cứu Tuổi T/g theo dõi Nguy cơ tương đối (RR)
Hallstrom và CS 38 – 54 12 Độ nặng của trầm cảm, cơn đau thắt ngực chỉ được dự đoán
Appels và Mulder 39 – 65 4.5 RR = 2,28 với MI không tử vong; không liên hệ với MI tử vong.
Anda và CS 45 – 77 12.4 RR = 1.5 với cảm xúc trầm cảm
Aromaa và CS 40 – 64 6.6 RR = 3.36
Wassertheil-Smoller ≥ 60 4.5 Chết: RR = 1.26

MI và đột quị: RR = 1.18

MI: RR = 1.14, nhưng không đáng kể.

Barefoot và Schroll 50 24 Chết: RR = 1.59

MI: RR – 1.71

Pratt và CS > 18 13 MI: RR = 4.54 đối với giai đoạn trầm cảm nặng.

MI: RR = 2.07 đối với loạn cảm.

Ford và CS 26 ± 2 37 MI hoặc CAD: RR = 2.12
Mendes de leon và CS 65 – 99 9 Tỷ lệ tử vong: RR = 1.03

Điều chúng ta biết rằng sự trội hơn của những bằng chứng gợi ý trầm cảm và có thể chỉ là những cảm giác buồn có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành. Mặc dù những nghiên cứu cho thấy rằng trầm cảm xảy ra trước khởi phát bệnh mạch vành đáng kể trên lâm sàng, có thể xơ vữa động mạch là nền tảng của bệnh mạch vành và bắt đầu ở tuổi rất trẻ, có thể đi trước những dấu hiệu lâm sàng trầm cảm hoặc có thể xuất hiện cùng lúc. Vì thế, có thể cả hai bệnh này có nguồn gốc chung chưa rõ ràng.

Tại sao trầm cảm làm gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành ?
Sự giải thích chi li nhất là trầm cảm làm giảm sự thúc đẩy hoạt động và những cá nhân đó không tự chăm sóc sức khỏe của họ và điều này dẫn đến sự gia tăng nguy cơ trầm cảm. Để hỗ trợ cho điều này, những bệnh nhân trầm cảm thì tập luyện ít hơn, ăn nghèo nàn, không sử dụng aspirin, hút thuốc lá nhiều hơn và có những hành vi làm gia tăng nguy cơ bệnh tim. Một giải thích được quan tâm hơn đó là trầm cảm làm gia tăng kết tập tiểu cầu. Sự gia tăng kết dính tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong sự tắc mạch vành, đây là một khám phá bất thường sinh học trong trầm cảm. Những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim mà bị trầm cảm có sự gia tăng nồng độ ß thromboglobulin, gia tăng nồng độ của yếu tố IV tiểu cầu trong huyết tương, và gia tăng bộc lộ ra ngoài của những thụ thể bề mặt tiểu cầu cho glycoprotein IIb /IIIa và P- selectin khi so sánh với những bệnh nhân không trầm cảm. Có thể những yếu tố này đóng vai trò trung gian trong hiệu quả của trầm cảm đối với sự phát triển của bệnh mạch vành.

Trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ tử vong?
Chết từ vỡ tim là một câu chuyện thường gặp và đã được chấp nhận trong những câu chuyện và tài liệu của mọi nền văn hóa. Nhưng bằng chứng khoa học là gì? Bảng II tóm tắt những kết quả của một vài nghiên cứu điều tra mối liên hệ giữa trầm cảm và tử vong ở những bệnh nhân mới bị MI (< 2 tháng). Những nghiên cứu này đã chứng minh rõ ràng rằng trầm cảm làm gia tăng nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân vừa có một cơn MI. Tỉ suất nguy cơ tương đối có thể quy cho trầm cảm khác nhau giữa các nghiên cứu nhưng rõ ràng rằng trầm cảm làm gia tăng nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân vừa bị MI. Tỉ suất nguy cơ tương đối của tử vong trong vòng 6 tháng ở những bệnh nhân sau MI có trầm cảm nặng so với không có rối loạn  trầm cảm nặng  được báo cáo là 3,1 trong cả 2 nghiên cứu của Schleifer 1989 và Frasure- Smith và cộng sự 1993. Trong vòng 1 năm, tỉ suất nguy cơ tương đối vẫn còn cao. Ảnh hưởng lâu dài của trầm cảm lên tỷ lệ tử vong sau MI chưa được nghiên cứu tốt.  Frasure- Smith và cộng sự cho thấy rằng tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân trầm cảm nặng vẫn nâng cao sau 18 tháng nhưng không tăng sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ bệnh tim.
Đặc biệt thú vị là những số liệu cận lâm sàng của trầm cảm (điểm thang trầm cảm Beck > hoặc =10) làm gia tăng tử vong sau MI. Điều này đặt ra vấn đề rằng khi nào thì chẩn đoán dựa trên tiêu chuẩn là công cụ dự báo, hay khi nào chỉ cần triệu chứng là đủ. Nó cũng đặt ra vấn đề rằng có phải chăng cần thiết có một tiểu sử riêng biệt của những triệu chứng hoặc chỉ cần ý chí sống còn mới quan trọng. Bên cạnh yếu tố tử vong, yếu tố đáng quan tâm là những vấn đề tim mạch khác. Dữ liệu cho những vấn đề tim mạch là thưa thớt. Ladwig và cộng sự ghi nhận rằng những bệnh nhân bị trầm cảm sau MI thì có một tỉ lệ đau ngực gấp 3 lần so với những bệnh nhân không trầm cảm. Đau ngực có thể phản ánh cơn đau ngực hoặc chỉ làm gia tăng cảm giác đau nhưng chắn chắn nó góp phần làm tăng giá trị nhờ bệnh nhân cần nhiều hơn các hành động để đánh giá tình trạng đau đó. Các nghiên cứu đánh giá tỷ lệ tử vong sau bệnh mạch vành có phần nhiều hơn là MI. Carney và cộng sự đã thông báo nguy cơ tương đối về một sự kiện tim mạch ở bệnh nhân trầm cảm cao hơn 2,2 lần so với bệnh nhân không trầm cảm. Barefoot va Schroll ở đại học Duke, nghiên cứu trên 1250 bệnh nhân đã qua cơn đau ngực đầu tiên, đã thông báo rằng điểm số của thang trầm cảm Zung có liên quan đáng kể với việc tăng nguy cơ tử vong do tim và tử vong do mọi nguyên nhân. Trầm cảm từ vừa đến nặng làm tăng xác suất chết do tim đến gần 70%. Thậm chí trầm cảm nhẹ cũng làm tăng xác suất đến 38% so với bệnh nhân không trầm cảm. Tác động rõ nhất trong năm đầu tiên và giảm dần sau 4 năm, rồi sau đó tương đương nhau.

BẢNG 2: Nghiên cứu mối quan hệ giữa trầm cảm và tiên lượng bệnh mạch vành ở những người bị bệnh mạch vành trước đó.

Nghiên cứu n Theo dõi (tháng) Nguy cơ tương đối RR
Stern và cs 68 12 7.5 (OR)
Schleifer và cs 282 6 3.1
Ahern và cs 265 12
Ladwig và cs 552 6 4.9
2.8
Frasure-Smith và cs 222 6 3.1
Frasure-Smith và cs 218 18 6.64
Frasure-Smith và cs 896 12 3.66
Kaufman và cs 361 12 2.33

Trầm cảm có thể gây thiếu máu cục bộ không ?
Một nghiên cứu gần đây đã đánh giá tác động của trầm cảm lên thiếu máu cục bộ trong một mô hình thí nghiệm. Sang chấn tâm thần được gây bởi một số chiến lược, như yêu cầu một cá nhân nói công khai, làm những phép tính tâm thần … đã gây thiếu máu cục bộ có thể đo được chắc chắn. Những bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh mạch vành và có triệu chứng trầm cảm cho thấy bị thiếu máu cục bộ nhiều hơn trong các trắc nghiệm gây sang chấn tâm thần. Cách khác là phải tìm kiếm thiếu máu cục bộ yên lặng trong suốt sinh hoạt hàng ngày. Trong ngày khi đối tượng có bệnh mạch vành thì được đánh giá bởi điện tâm đồ Holter bằng cách ghi lại thiếu máu cục bộ, không thường có được bằng chứng của thiếu máu cục bộ ở những bệnh nhân không nhận thức được vấn đề. Một nghiên cứu gần đây đã sử dụng thang đánh giá cho thấy nỗi buồn và cảm giác căng thẳng có liên quan với thiếu máu cục bộ yên lặng. Điều này gợi ý rằng ngay cả những xúc động trong giới hạn bình thường cũng có thể có một vai trò.

Tai sao trầm cảm làm gia tăng nguy cơ tử vong ?
Bệnh nhân trầm cảm có tăng Norepinephrin huyết tương, tăng nhịp tim, giảm thay đổi nhịp tim. Giảm thay đổi nhịp tim có liên quan đến sự gia tăng tử vong ở cả bệnh mạch vành và suy tim mãn. Trong thực tế, mối liên hệ giữa chứng loạn nhịp thất và trầm cảm đã được ghi nhận. Rõ ràng là, những vấn đề động lực của tim do trầm cảm chắc chắn đóng một vai trò bởi giảm sự tham gia điều trị y khoa và có thể bởi tăng kết tập tiểu cầu. Tất cả những yếu tố đó có thể cũng có vai trò làm gia tăng tử vong. Bằng chứng tốt nhất cho đến nay là có một sự tác động qua lại giữa chứng loạn nhịp thất và trầm cảm.

Chúng ta có thể điều trị trầm cảm trong bệnh tim và nó ảnh hưởng lên tiên lượng như thế nào ?
Trước hết, điều quan trọng là những nghiên cứu về điều trị rất giới hạn. Thứ đến cũng là quan trọng đó là điều trị trầm cảm trong bệnh tim cũng còn hạn chế. Chỉ 10 – 25% những bệnh nhân bị bệnh mạch vành và trầm cảm nặng được điều trị. Về cơ bản, có 3 cách điều trị trầm cảm ở bệnh nhân bệnh tim: tâm lý liệu pháp, sử dụng thuốc và trong 1 số ít trường hợp là choáng điện. Bằng chứng về sự an toàn và hiệu quả của những điều trị này còn hạn chế. Veith và cộng sự trong 1 nghiên cứu nhỏ ở 24 bệnh nhân trầm cảm có bệnh tim mãn tính đã cho thấy trầm cảm được cải thiện đáng kể với cả Imipramine hoặc Doxepin sau 4 tuần điều trị, nhưng không có so sánh với giả dược. Tuy nhiên Imipramin, Doxepin và cả thuốc 3 vòng khác có lẽ không là sự lựa chọn tốt nhất. Ví dụ, Imipramine có thể làm giảm huyết áp thế đứng nặng, đặc biệt ở những bệnh nhân có sự giảm chức năng thất. Những thuốc này cũng có những tác dụng phụ độc cho tim giống Quinidine. Điều này có thể thấy qua sự kéo dài của QTc, làm chậm dẫn truyền, chẹn bộ nối nhĩ thất và bloc nhánh, có thể dẫn đến loạn nhịp nhĩ hoặc thất, những bất thường ST – T và tử vong. Những yếu tố này được minh họa bởi một nghiên cứu so sánh gần đây giữa một thuốc nhóm SSRI: Paroxetine với Nortriptyline. Cả 2 thuốc đều có hiệu quả trong điều trị  trầm cảm. Tuy nhiên 25% bệnh nhân dùng Nortriptyline chấm dứt nghiên cứu sớm bởi vì những tác dụng phụ so sánh với chỉ 5% bệnh nhân dùng Paroxetine. Cũng vậy các vấn đề về tim cũng thường gặp hơn trong số những bệnh nhân dùng Nortriptyline (18%) so với Paroxetine (2%). Hơn nữa, những thuốc chống trầm cảm khác như Tianeptine cũng được biết là không có hại tim mạch và không có tác động qua lại ở bệnh nhân dùng nhiều thuốc do không có tác động trên cytochrom P- 450: do đó Tianeptine có thể được chỉ định thoải mái trên bệnh nhân trầm cảm có kèm bệnh tim mạch.

Những dữ liệu cho những thuốc mới hơn rất hạn chế, như là dữ liệu liên quan tới trị liệu trầm cảm sau MI. Một nghiên cứu lớn, ngẫu nhiên được hoàn thành gần đây; Nghiên cứu tác dụng tim của chống trầm cảm Sertraline (SADHART) trên 369 bệnh nhân từ 40 vùng, nằm viện do nhồi máu cơ tim cấp hoặc cơn đau thắt ngực không ổn định. Họ được đưa vào chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp trong vòng 30 ngày; 64% là nam, 74% có MI. Đánh giá ban đầu về tính an toàn dựa trên phân suất tống máu thất trái (LVEF : Left Ventricular Ejection Fraction); đánh giá kế đến bao gồm những đánh giá tim thay thế và những tác dụng phụ tim mạch. Những bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên dùng Sertraline và giả dược. Không có điểm trầm cảm Hamilton tối thiểu (HAMD: Hamilton Depression) để được đưa vào nghiên cứu. Điểm HAMD cơ bản trung bình = 19.6 ± 5.3. Một cộng đồng dân cư được xác định để đánh giá hiệu quả của Sertraline. Đây là những bệnh nhân có điểm HAMD > 18 và có 2 giai đoạn trầm cảm trước đó. Nghiên cứu kéo dài 24 tuần. Trên thang điểm CGI (Clinical Global Impression), Sertraline có hiệu quả hơn giả dược (P < 0,05). Tỉ lệ đáp ứng thông qua cải thiện CGI của Sertraline là cao hơn so với giả dược trong toàn bộ mẫu (67% so với 53%). Về hiệu quả trên nhóm cộng đồng có thể đánh giá, tác động của Sertraline rõ ràng hơn. Sertraline không có tác động đáng kể  lên phân suất tống máu thất trái trung bình, lên điều trị cấp cứu do gia tăng phức hợp thất sớm (VPC: Ventricular Premature Complex), lên khoảng QTc > 450ms lúc kết thúc nghiên cứu, hoặc lên các đánh giá tim khác. Tử vong, tái nhập viện, phù ngoại vi tái diễn đều thấp hơn (về mặt số lượng) ở bệnh nhân dùng Sertraline so với những bệnh nhân dùng giả dược. Tỉ lệ mới mắc của các tác dụng phụ tim mạch nặng là 14,5% ở Sertraline và 22,4% ở nhóm giả dược. Nghiên cứu không được làm mạnh hơn để phát hiện sự giảm sút của các sự kiện tim mạch. Kết quả của nghiên cứu cung cấp bằng chứng đầu tiên rằng trầm cảm sau MI có thể được điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm. Nghiên cứu ENRICHD (Enhancing Recovery In Coronary Heart Disease) kiểm tra hiệu quả và sự an toàn của liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) trong trầm cảm cũng như những bệnh nhân có sự nâng đỡ xã hội thấp sau khi bị MI. Nghiên cứu này chỉ ra CBT có hiệu quả trong điều trị  trầm cảm sau MI nhưng không làm giảm vấn đề tim