TÌNH TRẠNG PHÂN BIỆT CƯ XỬ VỚI NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.

284

Kết quả một cuộc khảo cứu về luật và chính sách ở 193 quốc gia thành viên Liên Hợp quốc cho thấy mức độ phân biệt cư xử có vấn đề đối với người bệnh tâm thần trong các lĩnh vực kết hôn, quyền bỏ phiếu, về tuyển dụng việc làm và các vấn đề khác.

Khảo cứu này do Hội Tâm  thần Thế giới (World Psychiatric Association –WPA) tiến hành, công bố 5/9/2016 trên Trang World Mind matters Day có 5 nội dung phân biệt cư xử sau:

  • 37 % quốc gia ngăn chặn kết hôn với người bệnh tâm thần. Ở 11 % quốc gia, hôn nhân của bệnh nhân tâm thần không có giá trị hoặc có thể là nguyên cớ hủy bỏ kết hôn.
  • 36 % quốc gia không cho phép người bệnh tâm thần bỏ phiếu bầu.
  • Gần 1/4 các quốc gia không có luật phòng chống phân biệt cư xử trong tuyển dụng việc làm đối với người bệnh tâm thần.
  • Gần 1/2 các quốc gia không có điều khoản bảo vệ trong luật chống lại thải hồi / kết thúc việc làm đối với người bệnh tâm thần.
  • 38 % các quốc gia phủ nhận quyền ký hợp đồng việc làm với người bệnh tâm thần.
  • 42 % các quốc gia không nhận thức quyền viết di chúc của người bệnh tâm thần.

Kết quả khảo cứu trên được đưa vào những vấn đề đặc biệt của Tổng quan Quốc tế về Ngành tâm thần  International Review of Psychiatry) với tựa đề Công bằng Xã hội cho Người bệnh Tâm thần ( Social Justice for People With Mnetal Illness).

Những kết quả khảo cứu do WPA tiến hành nhằm tạo ra Dự luật về Quyền của Người bệnh tâm thần, trong đó khuyến cáo chíng phủ các nước đảm bảo không phân biệt cư xử chống lại trạng thái sức khỏe tâm thần và đảm bảo điều trị cho tất cả người bệnh tâm thần, người khuyết tật về tâm thần, người có vấn đề về tâm thần được hưởng  quyền lợi như những người bình thường khác.

Dự luật này sẽ được báo cáo tại Hội nghị lần thứ 18 của WPA.

Theo Ts Dinesh Bhugra, MBBS, FRCPsych, Chủ tịch WPA:  “Người có vấn đề về sức khỏe tâm thần có quyền tham gia và thực hiện quyền của họ cũng như được điều trị trên cơ sở công bằng như những công dân bình thường khác. Thách thức của các nhà lập chính sách, của bác sĩ lâm sàng và của người bệnh tâm thần là chống lại sự phân biệt kỳ thị, sử dụng các chiến lược hành động tương tự trong xã hội dân sự, không phân biệt nam nữ và cộng đồng Lesbien, gay, Bisexual and Transgender  (LGBT) trong đó có nhiều thành phần tham gia hiệu quả đã được chứng minh”.

Vấn đề quan trọng là trị liệu của các bác sĩ lâm sàng trên toàn thế giới với bệnh nhân tâm thần, là những nhân viên y tế chuyên ngành và thân nhân người bệnh tổ chức chăm sóc nhóm nhằm thách thức sự phân biệt kỳ thị, thay đổi luật và đảm bảo tất cả đều được áp dụng công bằng. Điều đơn giản là không có sự giải thích nào cho việc kéo dài phân biệt cư xử hay kỳ thị đối với người bệnh tâm thần, với gia đình họ và với nhân viên y tế chuyên ngành chăm sóc bệnh nhân tâm thần.

Tại phiên họp Hội đồng Liên Hợp quốc 9/2016, hạnh phúc và sức khỏe tâm thần đã được xem là vấn đề ưu tiên trong chiến lược phát triển chăm sóc sức khỏe toàn cầu, chính thức xác nhận trở thành mục tiêu phát triển.

Do vậy, lãnh đạo các quốc gia cần tận tâm trong công tác phòng ngừa và điều trị các bệnh không lan truyền như rối loạn hành vi cư xử, rối loạn phát triển tâm thần và các rối loạn thần kinh. Chính những rối loạn này tạo ra thách thức cho quá trình phát triển.

Mục đích phát triển mà Liên Hợp quốc xác định đến năm 2030 là giảm tỷ lệ tử vong sớm do các bệnh tâm thần xuống còn 1/3 thông qua công tác phòng ngừa và điều trị bệnh tâm thần.

Bs Phạm Văn Trụ.

Theo Megan Brooks   Mental Illness Discrimination a Global Issue. Medscape Medical News > Psychiatry. September 07, 2016.

Source: Int Rev Psychiatry. 2016;28. Table of contents.Special Issue: Social Justice for People with Mental Illness. Bạn đọc quan tâm có thể tìm đọc các bài sau Review: Bill of Rights for Persons with Mental Illness.08 Aug 2016, Mental health for nations. Dinesh Bhugra. 15 Aug 2016. Và bài Editorial: Social discrimination and social justice.Dinesh Bhugra. 29 Jul 2016 của WPA.