Không triệu chứng hay tiền triệu chứng nhiễm COVID-19 ? Đây là chủ đề thảo luận sự thay đổi trong tư duy của mỗi người chúng ta trên các phương tiện truyền thông ngày Thứ sáu 11/4/2020 của các chuyên gia Hội Bệnh nhiễm trùng Mỹ (IDSA).
GS TS Carlos del Rio, Khoa bệnh nhiễm trùng ĐHYK Emory, Atlanta Georgia cho biết: “Đối với những thay đổi trong suy nghĩ về các triệu chứng và lây truyền của coronavirus khi chúng đến với các biểu hiện tiền triệu chứng hoặc không triệu chứng. “Pre” là một thuật ngữ khoa học thật sự”. Lý do là không có người nào nhiễm không có triệu chứng, nhưng các triệu chứng xuất hiện muộn và bắt đầu lây truyền virus từ 24 đến 48 giờ trước khi có triệu chứng.
“Rõ ràng là, tình trạng này đóng vai trò trong lây nhiễm”, một vài nghiên cứu đặt vấn đề có từ 6 % đến 12 % sự lây nhiễm xảy ra trong giai đoạn tiền triệu chứng. TS Jeanne Marrazzo, MPH, GĐ Khoa Bệnh nhiễm trùng ĐH Alabama Birmingham lưu ý rằng trong dịch COVID-19, giai đoạn tiền triệu chứng “có thể bị bỏ quên vì chúng ta không nhận thức rõ phạm vi rộng lớn của các triệu chứng của căn bệnh này”.
Đây là diễn biến xoay chuyển “rất hấp dẫn” với các triệu chứng “quyến rũ” của virus. Loại virus SARS COVID-19 hình như có khả năng tác động nhiều hơn ngoài tác động tới hệ hô hấp. Tuy nhiên ban đầu chỉ thấy “các triệu chứng rất giống nhiễm trùng hô hấp do virus”. Do vậy rất nhiều người từ chối xét nghiệm và không cho thấy các dấu hiệu nhiễm trùng hô hấp kinh điển”
Hiện tại người ta cũng chưa rõ phạm vi rất khác nhau của các triệu chứng nhiễm COVID-19. Đáng chú ý, mất mùi hình như là “khả năng rất đặc trưng và rất đặc biệt của tình trạng nhiễm loại virus này. Tôi không nghĩ nhiễm loại virus khác gây ra mất khả năng ngưởi mùi trước khi có các biểu hiện khác”.
Số liệu cũng đặt ra vấn đề các triệu chứng dạ dày ruột phổ biến khi nhiễm CCOVID-19. Các triệu chứng tiêu chảy có thể xảy ra ở 1/3 bệnh nhân, một số bệnh nhân khai báo có đau bụng như là triệu chứng đầu tiên.
Đã có khá nhiều tác giả Mỹ viết về hướng dẫn kiểm soát và phòng ngừa giữa SARS COVID-19 ở một số căn bệnh thường gặp, đặc biệt đối với những người già nội trú trong các viện dưỡng lão. Một số tác giả khác viết về mối liên quan hoặc tác động với người bệnh tâm thần nội trú hoặc ngoại trú, lý do có thể do người bệnh tâm thần hợp tác kém với nhân viên y tế cũng như không tuân thủ đầy đủ quy định về phòng chống lây nhiễm. Cho dù có đầy đủ phương tiện tránh lây nhiễm nhưng rất khó tránh khỏi trạng thái lo âu trầm cảm, thậm chí ám ảnh sợ làm nặng thêm tình trạng bệnh tâm thần. Trong quá khứ đã có một số bệnh nhân đến khám vì cho rằng bị nhiễm HIV hay bị mắc bệnh giang mai dù đã xét nghiệm nhiều lần đều âm tính.
Chính vì vậy, chúng ta cần tăng cường hoạt động quản lý của hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng với tư vấn thường xuyên qua điện thoại, đồng thời chuẩn bị phòng cách ly và các phương tiện chăm sóc cấp cứu ban đầu tới mức tối đa có thể được cho bệnh nhân không may bị nhiễm COVID-19. Đặc biệt hơn nữa nếu có bệnh nhân tâm thần nội trú có triệu chứng nhiễm trùng hô hấp do nhiễm virus (gọi là tiền triệu chứng) như các tác giả Mỹ đã cảnh báo.
Bs Phạm Văn Trụ. Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tâm Thần Tp Hồ Chí Minh.
Tham khảo:
- Megan Brooks Presymptomatic or Asymptomatic? ID Experts on Shifting Terminology. News > Medscape Medical News. April 12, 2020. Novel Coronavirus Resource Center Find the latest COVID-19 news and guidance in Medscape’s Coronavirus Resource Center.
- Pauline Anderson. COVID-19: Psychiatric Patients May Be Among the Hardest Hit. News > Medscape Medical News > Psychiatry News. April 09, 2020