Ngày 29/3/2012 – Thuốc chống loạn thần dùng điều trị các triệu chứng rối loạn hành vi ở người già sa sút tâm thần có liên quan đến nguy cơ gia tăng nhồi máu cơ tim, đặc biệt trong tháng đầu sử dụng.
Kết quả một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu hơn 20,000 bệnh nhân trên 64 tuổi điều trị các thuốc ức chế men cholinesterase ( ChIs) cho thấy trong tháng đầu dùng các thuốc chống loạn thần có nguy cơ tỷ lệ nhồi máu cơ tim cao hơn trong số những bệnh nhân không sử dụng thuốc chống loạn thần trong thời gian một năm tiếp theo. Tuy nhiên , tỷ lệ nguy cơ ngẫu nhiên ( RRs) cao nhất trong 30 ngày đầu điều trị với các thuốc chống loạn thần (RR,2.19) và tiếp tục giảm ở mỗi thời điểm đánh giá.
Thuốc chống loạn thần hiện đáng được sử dụng rộng rãi ở người cao tuổi bị sa sút tâm thần mặc dù đã có các cảnh báo sử dụng an toàn. Với sự gia tăng tần suất sa sút tâm thần thì sự gia tang nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân dùng đồng thời các thuốc chống loạn thần sẽ là vấn đề cần quan tâm trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về sự gia tăng đặc biệt của nguy cơ này ở người cao tuổi. Thông tin về nguy cơ này trong theo dõi cẩn thận trong tuần đầu sử dụng thuốc chống loạn thần nên đặt lên hàng đầu.
Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Arches of Internal Medicine ngày 26/3/2012.
Các giả thuyết mới
Các thuốc chống loạn thần được biết có liên quan đến nguy cơ tăng đột quỵ và nguy cơ tử vong ở người cao tuổi bị sa sút tâm thần. Dột quỵ và nhồi máu cơ tim đều do nghẽn mạch máu trong bệnh tim mạch nên một giả thiết đưa ra là các thuốc chống loạn thần cũng liên quan tới nhồi máu nhưng giả thiết này chưa được nghiên cứu .
Các tác giả đánh giá ngẫu nhiên 37,138 bệnh nhân cao tuổi sa sút tâm thần được dùng đồng thời các thuốc ức chế men cholinesterase ( Chls ) từ năm 2000 đến 2009. Tất cả bệnh nhân được theo dõi 01 năm sau khi bắt đầu điều trị.
Các thuốc ức chế men cholinesterase được sử dụng như donepezil hydrochloride, rivastigmine, galantamine hydrobromide. Bệnh nhân được chia thành nhóm sử dụng bất kỳ một loại thuốc chống loạn thần nào (n=10,969; 66 % nữ) và nhóm ngẫu nhiên không sử dụng (n=10,969; 65,7 % n).
Trong nhóm điều trị, 97,8% dùng loại thuốc chống loạn thần thế hệ mới (64,5 % risperidone, 21,6 % quetiapine fumarate, 11,7% olanzapine). Trong nhóm còn lại, 2,2 %dùng thuốc chống loạn thần thế hệ cũ, 1,9 % prochlorperazine maleate và 0,3 % chlorpromazine hydrochloride.
Kết quả nghiên cứu khiêm tốn và giới hạn thời gian
Kết quả 1.3 % bệnh nhân sủ dụng các thuốc chống loạn thần bị nhồi máu cơ tim trong thời gian 1 năm. Tỷ lệ nhồi máu cơ tim ngẫu nhiên RRs là 2,19 (95% CI, 1.11 – 4.32; P=.02) trong thời gian 30 ngày đầu điều trị, 1.62 % (95 % CI, 0.99 – 2.65) trong thời gian 60 ngày đầu, 1.36 ( 95 % CI, 0.89 – 2.08 ) trong thời gian 90 ngày đầu và 1.15 (95 % CI, 0.89 – 1.47) trong thời gian 1 năm .
Một kết quả có ý nghĩa khác là yếu tố nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường dùng các thuốc chống loạn thần , là bệnh nhân nữ trên 84 tuổi (P= .006).
Các bác sĩ còn tiến hành nghiên cứu tự đánh giá hàng loạt trường hợp bệnh, trong đó chỉ đánh giá những bệnh nhân mới chỉ dùng các thuốc chống loạn thần bị nhồi máu cơ tim ( n=804) trong thời gian 9 năm (2000 – 2009); thời gian theo dõi trung bình 47 tháng .
Kết quả các tỷ lệ như sau: 1,78 % bị nhồi máu cơ tim trong thời gian 30 ngày đầu (95 % CI, 1.26 – 2.52 ; P= .001), 1.67 % (95 % CI 1.09 – 2. 56); (P= .02) trong thời gian từ ngày thứ 31 đến ngày thứ 60, 1,37 % ( 95 % CI, 0.82 – 2.28 ) trong thời gian từ ngày 61 đến ngày 90 và 1.18 % cho số bệnh nhân điều trị trong thời gian còn lại.
Sử dụng thuốc chống loạn thần liều thấp và trong thời gian ngắn có liên quan đến nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên cần nghiên cứu với mẫu bệnh nhân lớn lơn để nhận định nguy cơ nhồi máu cơ tim cao trong số bệnh nhân cao tuổi sa sút tâm thần
Kết quả nghiên cứu này nên được xem xét lợi ích và nguy cơ sử dụng các thuốc chống loạn thần ở người cao tuổi. Mặt khác, nguy cơ oở đây phụ thuộc vào thời gian sử dụng thuốc chống loạn thần, và điều quan trọng là phải theo dõi nguy cơ này ( chỉ định ECG ) trong thời gian 2 tháng đầu điều trị.
Cần làm sáng tỏ hơn
Nguy cơ tử vong tăng do sử dụng các thuốc chống loạn thần ở người cao tuổi sa sýt tâm thần là một vấn đề quan trọng và việc sử dụng những loại thuốc nào dễ dẫn đến tử vong cũng là vấn đề rất quan trọng. Mặc dù nghiên cứu này cung cấp thêm thông tin vì giới hạn trong kết luận nguyên nhân liên quan giữa sử dụng các thuốc chống loạn thần và nhồi máu cơ tim. Các tác giả giải thích không rõ ràng và do đó cần nghiên cứu chuyên sâu để giải thích rõ cơ chế liên quan này.
Các bác sĩ cũng nên giới hạn kê toa các thuốc chống loạn thần cho bệnh nhân cao tuổi sa sút tâm thần và nên dùng phương pháp theo dõi chăm sóc điều trị khác.
Thực tế từ vài năm gần đây số bệnh nhân cao tuổi đến khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần vì sa sút tâm thần ngày càng nhiều, nhưng điều đáng tiếc thường là trễ khi tình trạng bệnh đã ở giai đoạn trung bình hoặc nặng. Kinh nghiệm cho thấy người cao tuổi mang nhiều nguy cơ khác như đái tháo đường, trầm cảm giá sa sút và hoặc sa sút thật sự, nguy cơ té ngã, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu và nhiều bệnh lý nội khoa khác. Chính vì vậy việc lựa chọ thuốc chống loạn thần điều trị triệu chứng bất thường về hành vi cư xử hoặc rối loạn khả năng tư duy với triệu chứng hoang tưởng ảo giác, suy giảm khả năng nhận thức cũng là một khó khăn đối với các bác sĩ chuyên khoa có tầm nhìn rộng.
Trong điều kiện không đủ cơ sở chăm sóc điều trị, việc chăm sóc bệnh nhân tại gia có nhiều lợi điểm vì chi phí ít. Tuy nhiên bệnh nhân cần được thăm khám sớm ngay khi có biểu hiện quên trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt quên và lẫn về thời gian, về không gian nơi sinh sống, về quan hệ trong gia đình. Việc chỉ định sử dụng sớm các thuốc chuyên khoa có thể giúp người bệnh ổn định hành vi cư xử và hạn chế tiến triển xấu thêm của tình trạng sa sút
.
Bs Phạm văn Trụ BV TT Tp HCM
Tham khảo: Antipsychotics linked to MI risk in dementia patients. Deborah Brauser. Medscape medical News .Psychiatry. Arch Intern med. Pubshed online march 26, 2012. Abstract, Editorial.