SỨC KHỎE TÂM THẦN

1955
Minh hÍa Lap

Tóm tắt
MỤC TIÊU:
Chỉ trong 30 năm cuối vừa qua, tâm thần học đã phát triển những cách tiếp cận kinh nghiệm đối với việc khái niệm hóa và lượng giá sức khỏe tâm thần tuyệt đối. Sáu mô hình về sức khỏe tâm thần được xem xét ở đây.

PHƯƠNG PHÁP:
Tác giả điểm ra các cột mốc trong nghiên cứu về sức khỏe tâm thần, ví dụ như đổ đồng trung bình với khỏe mạnh, không phân biệt đặc điểm với trạng thái, quá xem trọng các tiêu chuẩn văn hóa, và ngược lại, chấp nhận một cách mù tịt về các giá trị văn hóa. Tác giả đã mô tả sáu mô hình và cung cấp lịch sử và nhu cầu nghiên cứu của từng mô hình.

KẾT QUẢ:
Mô hình đầu tiên, là “trên bình thường”, được thể hiện bởi trục V của DSM-IV, Thang Lượng Giá Tổng Quát về Hoạt Động Chức Năng. Các điểm số cao thể hiện “hoạt động chức năng thượng hạng trong một dải rộng các hoạt động, các rắc rối trong cuộc sống không bao giờ vượt khỏi tầm tay, được tìm ra bởi những người khác vì nhiều phẩm chất tốt đẹp của người này”. Mục đích của mô hình thứ hai, tâm lý tích cực, là sự can thiệp để tối đa hóa các phẩm chất tích cực, như là hiệu quả tự thân. Sự trưởng thành và bốn nhiệm vụ phát triển của Erikson (sự nhận diện, sự thân mật, tính thế hệ, tính toàn vẹn) là nền tảng của mô hình thứ ba. Tác giả còn thêm vào hai nhiệm vụ nữa: sự củng cố nghề nghiệp và “người giữ ý nghĩa”. Mô hình thứ tư là trí tuệ cảm xúc hoặc xã hội, khả năng đọc được các cảm xúc của người khác. Ngạc nhiên thay, trong mô hình thứ năm, sự sảng khoái chủ quan là một đặc điểm của sự ôn hòa trong phạm vi một môi trường lành tính. Mô hình cuối cùng, sự đàn hồi (resilience) được mô tả bởi Thang Chức Năng Phòng Vệ của DSM-IV, chia nhóm các cơ chế đối phó theo kiểu giá trị thích ứng.

KẾT LUẬN:
Giống như những thầy bói mù xem voi, mỗi mô hình chỉ mô tả một vài khía cạnh về sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu xa hơn có thể bộc lộ sự đóng góp của mỗi cái.

Giới thiệu
Thậm chí chúng ta không thực sự biết rằng cái gì gây ra sự đau khổ loạn thần kinh cho đến khi mà chúng ta có một ý tưởng về cái gì tạo ra sức khỏe thực sự. Chúng ta chỉ mới bắt đầu nghiên cứu về điều này.

Erik Erikson
Rất thông thường, tâm thần học bị bận rộn chỉ bởi những bệnh tâm thần. Để giải nghĩa lời nói châm biếm của Mark Twain về thời tiết, tâm thần học luôn luôn nói về bệnh tâm thần, nhưng chẳng có ai làm gì về nó cả. Sau hết, bệnh tâm thần là một tình trạng có thể được định rõ một cách chắc chắn, và những giới hạn của nó tương đối rõ ràng. Trái lại, sức khỏe tâm thần có vẻ như dựa nhiều vào khía cạnh phán xét giá trị hơn là vào khoa học. Ví dụ, bệnh tâm thần có thể được xác định khi có sự hiện diện của các triệu chứng chọn lọc, nhưng sức khỏe tâm thần lại là cái gì đó nhiều hơn sự vắng mặt các triệu chứng. Với sự ngoại lệ đáng lưu ý trong sách giáo khoa tâm thần học (comprehensive textbook of psychiatry) xuất bản lần thứ ba và thứ tư của hai tác giả Offer và Sabshin, các sách giáo khoa tâm thần học chính gần đây cho thấy thực sự không có những thảo luận nghiêm túc nào về sức khỏe tâm thần tuyệt đối. Một nghiên cứu điện tử của Psychological Abstracts từ 1987 đưa ra kết quả đến 57.800 bài viết về lo âu và 70.856 bài về trầm cảm, nhưng chỉ có 5.701 bài đề cập đến sự thỏa mãn cuộc sống và 851 bài nói đến sự vui thú.

Nhưng sức khỏe tâm thần quá quan trọng nên không thể bị bỏ quên. Năm 1978, bản báo cáo cho tổng thống của Ủy Ban tổng thống về sức khỏe tâm thần đã lặp lại một cách mạnh mẽ về sự quan trọng của việc phải định nghĩa một cách rõ ràng sức khỏe tâm thần là gì, và trong suốt 30 năm qua nghiên cứu sức khỏe tâm thần đã dịch chuyển một cách chậm chạp từ sự nhàm chán ngoan đạo hướng về khoa học. Cuối cùng, cách đây 10 năm, khi bằng chứng xuất hiện để ủng hộ cho tính hiệu lực của trục V (thang lượng giá tổng quát về hoạt động chức năng [GAF]) trong quyển DSM-IV, tâm thần học mới thực sự có một thang để đo lường sức khỏe tâm thần.

Trước đây, đã có một giả định ngầm rằng sức khỏe tâm thần có thể được định nghĩa tốt nhất như là sự trái nghĩa với bệnh tâm thần, nhưng nếu chấp nhận giả định đó thì sẽ đánh giá thấp tiềm năng con người. Xuất phát từ những năm đầu của thế kỷ trước, các bác sĩ nội khoa, đã nhận thấy rằng sức khỏe cần nhiều hơn sự vắng mặt các triệu chứng, đã bắt đầu nghiên cứu sinh lý học độ cao và đã phát triển những đo lường về sức khỏe cơ thể tuyệt đối (positive) cho các vận động viên, phi công và cuối cùng là các nhà du hành vũ trụ. Do vậy, sự trái nghĩa của bệnh cơ thể là sự cường tráng cơ thể. Vào cuối những năm 1930, Arlie Bock, một bác sĩ nội khoa đã bắt đầu Tại Viện Nghiên Cứu Sự Phát Triển Người Trưởng Thành Harvard, một nghiên cứu đa học thuật (interdisciplinary) về sức khỏe cơ thể và tâm thần tuyệt đối. Những kết quả của nghiên cứu này, tồn tại trong suốt 60 năm qua, cung cấp nhiều mặt cho bài viết này.

Phải thừa nhận rằng, sức khỏe tâm thần trên trung bình thì khó định nghĩa hơn sự cường tráng cơ thể. Tuy nhiên, điều quan trọng đối với tâm thần học để ganh đua với y học thể thao và cung cấp những định nghĩa và cách đo lường chính xác về sức khỏe tâm thần tuyệt đối. Các nhà tâm lý học, giống như các nhà sinh lý học, đã biết cách định lượng trí thông minh bình thường và cả trên bình thường. Do vậy, chúng ta đề cập đến sự trái nghĩa của chậm phát triển tâm thần không chỉ là chỉ số IQ bằng 100 mà còn kể cả khi IQ cao hơn 130. Tâm thần học cũng làm theo cách thức này. Nhằm mục đích lớn hơn là việc chỉ quyết định xem ai bị bệnh không thể làm việc được, tâm thần học được yêu cầu phải xác định rằng ai có đủ sức khỏe tâm thần để đảm nhiệm những vị trí nào đó – như là nhân viên kiểm soát không lưu hoặc thủy thủ tàu ngầm.

Trước khi sức khỏe tâm thần tuyệt đối có thể được định nghĩa, cần thiết phải có một vài bước cảnh báo trước. Bước đầu tiên trong việc thảo luận sức khỏe tâm thần là phải lưu ý rằng trung bình không đồng nghĩa với khỏe mạnh, vì trung bình luôn luôn bao gồm một sự pha trộn với khỏe mạnh bằng một lượng lưu hành tâm thần bệnh học. Ví dụ, trong dân số chung trọng lượng hoặc thị lực trung bình thì thực sự chưa khỏe, và nếu như tất cả nguồn bệnh học sinh lý tâm lý xã hội được loại bỏ khỏi dân số, mức IQ trung bình chắc chắn sẽ cao hơn 100. Nói một cách khác, ở tại trung tâm của một đường cong phân phối hình chuông bình thường có thể hoặc không thể khỏe mạnh. Trong trường hợp đếm tế bào hồng cầu, thân nhiệt, hoặc khí sắc, trung tâm của đường cong hình chuông là khỏe mạnh. Trong trường hợp của thị lực, sự chịu đựng thể lực, hoặc sự thấu cảm, chỉ có đầu trên của đường cong hình chuông là khỏe mạnh; trong trường hợp của cholesterol, bilirubin huyết thanh, và tính ái kỷ, chỉ có đầu dưới của đường cong này là khỏe mạnh.

Bước cảnh báo thứ hai trong thảo luận sức khỏe tâm thần là sự đánh giá về điều kiện khỏe mạnh là gì đôi khi phụ thuộc vào địa lý, văn hóa, và thời khắc lịch sử. Tính đúng giờ là một phẩm chất ở một số nước nhưng không thực thi ở những nước khác. Tính khí tranh đua của tướng George Patton là một trở ngại tâm lý trong thời hòa bình nhưng là một phẩm chất  tốt trong hai cuộc thế chiến.

Bước cảnh báo thứ ba là phải làm rõ có hay không điều đang thảo luận là đặc điểm hay trạng thái. Ai là người khỏe mạnh hơn về cơ thể: một vận động viên chạy bộ Olympic bị loại khỏi cuộc thi vì một cú trật mắt cá tạm thời (trạng thái) hoặc là một người bệnh tiểu đường loại 1 (đặc điểm) có một mức đường huyết bình thường tạm thời?

Trong định nghĩa sức khỏe tâm thần, bước cảnh báo thứ tư và quan trọng nhất là đánh giá sự nguy hiểm gấp đôi về “sự nhiễm theo các giá trị”. Mặt khác, nhân loại học văn hóa dạy chúng ta định nghĩa về sức khỏe tâm thần của một văn hóa cụ thể xảy ra ở khu vực nào. Và, ngay cả khi sức khỏe tâm thần là “tốt”, nó tốt cho cái gì? Bản thân hay xã hội? Phù hợp hay đáp ứng được tính sáng tạo? Cho hạnh phúc hay sự sống còn? Và ai là người phán xét? Như Erikson đã cảnh báo, “nhân cách khỏe mạnh là một chủ đề mà tiếp cận đến nó nhà chuyên gia trở thành một thiên thần đáng sợ”.

Mặt khác, ý nghĩa thông thường phải thịnh hành. Sinh học làm quân bài chủ cho nhân loại học. Mọi văn hóa khác nhau trong chế độ ăn, nhưng Tổ chức y tế thế giới sẽ là sai lầm nếu lờ đi sự quan trọng phổ biến về chế độ ăn các sinh tố và bốn nhóm thực phẩm cơ bản. Mặc dù hầu như không có một hình thức hành vi nào được xem xét là bất thường trong tất cả các nền văn hoá, điều đó không có nghĩa là hành vi được dung nhận là khỏe mạnh về tâm thần. Thuộc địa Mỹ không nhận thức rằng nghiện rượu là một bệnh điều này không có nghĩa rằng nghiện rượu góp phần ít hơn vào bệnh tật thế kỷ 18.

Bài viết này sẽ tách biệt sáu cách tiếp cận kinh nghiệm khác nhau đối với sức khỏe tâm thần. Điều ý nghĩa là các nền móng kinh nghiệm cho sáu mô hình này chỉ mới xuất hiện gần đây. Đầu tiên, sức khỏe tâm thần có thể được khái niệm hóa như là trên trung bình, một tình trạng tâm thần theo mong muốn chủ quan – như khả năng làm việc và yêu thương. Thứ hai, sức khỏe tâm thần có thể được khái niệm hóa như là tâm lý học tích cực, một ví dụ ban đầu về cái gọi là cá nhân “tự hiện thực hóa” (self-actualizing) của Maslow. Thứ ba, từ quan điểm sự phát triển người trưởng thành khỏe mạnh, sức khỏe tâm thần có thể được khái niệm hóa như sự trưởng thành. Thứ tư, sức khỏe tâm thần có thể được khái niệm hóa như trí thông minh cảm xúc hoặc xã hội. Thứ năm, sức khỏe tâm thần có thể được khái niệm hóa như sự sảng khoái chủ quan – một trạng thái tâm thần mà được trải nghiệm chủ quan là hạnh phúc, hài lòng, và thỏa mãn. Cuối cùng, sức khỏe tâm thần có thể được khái niệm hoá như sự đàn hồi, như trong sự thích ứng và điều hòa nội môi thành công. Sự ngẫm nghĩ chốc lát cho thấy rằng mỗi mô hình trên chỉ mô tả một phần của “con voi” sức khỏe tâm thần. Một lịch trình nghiên cứu phải được xác định, bằng phương pháp như mô hình hóa đa biến, các khía cạnh nào của mỗi mô hình sẽ thêm vào.

Mô hình A: sức khỏe tâm thần như là trên trung bình
Năm 1835 Adolphe Quetelet đã xuất bản cái được xem là quyển sách quan trọng nhất về tính bình thường. Ngoài việc tập trung vào bệnh học,  ông đã cố gắng “tiếp cận gần hơn đến cái gọi là tốt và đẹp”, và mục đích của ông là phân tích thống kê về những người khỏe mạnh. Ông đã thách thức các thế hệ các nhà nghiên cứu tương lai bằng tuyên bố mở đầu “con người được sinh ra, lớn lên, và chết, theo những luật nào đó mà sẽ không bao giờ được nghiên cứu một cách đúng mức”.

Tuy nhiên, đến cuộc thế chiến thứ hai, thách đố của Quetelet đối với các nhà chuyên môn sức khỏe tâm thần hầu như không còn ai để ý đến. Năm 1941 ban soạn thảo Mỹ đã yêu cầu các nhà chuyên môn sức khỏe định nghĩa sức khỏe tâm thần, đó là một nhiệm vụ mới. Thực tế, chỉ đến sau thế chiến thứ hai, những tác phẩm ban đầu về hành vi thích ứng bình thường mới được xuất bản – Sự tiến triển những cuộc đời của White, sức khỏe tâm thần ở thủ đô của Srole và cộng sự, “sự sinh trưởng và những sự khủng hoảng của ‘nhân cách khỏe mạnh’” của Erikson, các nghiên cứu tỉnh Stirling bởi Leightons và các đồng nghiệp, con người dưới sang chấn của Grinker và Spiegel. Những nghiên cứu này tập trung vào sự thích ứng của dân số bình thường hoặc không có bệnh nhưng từ những điểm thuận lợi khác nhau.

Tuy nhiên, nhiều nhà tâm thần học hậu chiến khác tiếp tục đồng ý với Freud, người đã xua đuổi sức khỏe tâm thần như là “một điều tưởng tượng lý tưởng”. Cuối những năm 1950 Lewis viết, “sức khỏe tâm thần là một khái niệm mờ mịt không thể đánh hạ được”, và Redlich khẳng định, “chúng ta không sở hữu bất cứ một định nghĩa tổng quát nào về tính bình thường và sức khỏe tâm thần từ quan điểm thống kê hoặc lâm sàng”.
Không lâu sau, bản báo cáo của Jahoda cho Ủy Ban Liên Kết Về Bệnh Và Sức Khỏe Tâm Thần đã dẫn đến một thay đổi lớn về tâm thần học liên quan đến sự tồn tại của sức khoẻ tâm thần. Như được trình bày trong Bảng 1, Jahoda gợi ý rằng một cá nhân khỏe mạnh về tâm thần sẽ là (1) liên hệ mật thiết giữa các cảm xúc và sự nhận diện riêng về bản thân, (2) có định hướng về tương lai và duy trì đầu tư có lợi trong cuộc sống, (3) có một tinh thần tạo được sự đề kháng với sang chấn, (4) có sự tự trị, nhận thức thực tế không bị bóp méo, và có sự thấu cảm, và (5) có khả năng làm việc, thương yêu, chơi đùa, và giải quyết các rắc rối một cách có hiệu quả. Mặc dù mục đích bản báo cáo của Jahoda loại bỏ thuật ngữ “sức khỏe tâm thần” khỏi những ý niệm “mơ hồ, khó hiểu và tối nghĩa”, Jahoda cũng không thể sắp xếp những bằng chứng kinh nghiệm để chứng minh rằng định nghĩa hợp lý của bà hơn hẳn sự tầm thường.

Bảng 1. Ba định nghĩa về sức khỏe tâm thần trong nửa thập kỷ cuối

Mô hình A

Sức khoẻ tâm thần/ tính bình thường (a)

Mô hình B

Tâm lý học tích cực (b)

Mô hình C

Tính trưởng thành (c)

Có khả năng yêu, làm việc và chơi

· Sự thấu cảm

· Sự đầy đủ trong các quan hệ giao tiếp cá nhân

Tình yêu

· Sự thân thiết/ sự gắn bó hỗ tương

· Lòng tốt/ tính rộng lượng/ sự chăm sóc

· Trí tuệ xã hội/ trí tuệ cảm xúc

Khả năng đối với tình yêu

· Khả năng đối với một sự thay đổi về các mối quan hệ trọn vẹn và kéo dài một cách qua lại

· Nhu cầu tìm một nguồn chính về sự thoa mãn trong công việc sinh lợi

Giải quyết rắc rối hiệu quả

· Nhận thức chính xác về thực tế

· Đề kháng với sang chấn

· Làm chủ môi trường

Sự ôn hòa

· Sự tha thứ

· Khiêm tốn/ sự hài hước

· Sự suy xét/ cẩn thận

· Tự chủ/ tự điều chỉnh

Không có các kiểu lặp khuôn và vô ích về giải quyết rắc rối

· Khả năng loại bỏ thù địch mà không làm hại người khác hoặc bản thân

· Khả năng thích ứng với những thay đổi và đương đầu với những thất vọng và mất mát

Sự đầu tư trong cuộc sống

· Tự hiện thực hoa

· Định hướng về tương lai

 

Sự khôn ngoan và kiến thức

· Tính tò mò/ sự quan tâm

· Yêu sự hiểu biết

· Sự phán xét/ tinh thần mở

· Quan điểm

· Sáng tạo/ độc đáo/ tài năng

Sự chấp nhận thực tế về số phận được áp đặt về thời gian và không gian của mình trong thế giới
Tính tự trị

· Nhận ra được các nhu cầu của bản thân

· Có sự gắn kết sự nhận diện và cảm xúc của bản thân

Sự dũng cảm

· Sự can đảm

· Thật thà/ chân thật

· Chăm chỉ/ kiên trì

· Nhiệt tình

Các mong đợi và mục đích phù hợp bản thân

· Khả năng đáp ứng với tính không chắc chắn của thực tế theo một cách thức kiên định không chịu sự kiểm soát do ý muốn của một ai

  Sự công bằng

· Tính công dân/ trung thành/ tính đồng đội

· Sự đồng đều/ công bằng

· Sự lãnh đạo

 
  Sự vượt mức 

· Kính phục/ ngạc nhiên

· Biết ơn

· Hy vọng/ cầu tiến

· Tín ngưỡng/ trung thành

· Chơi đùa/ hài hước

Khả năng đối với hy vọng

· Quan tâm vị tha đối với những người khác ngoài nhóm của mình vượt qua không gian và thời gian

· Khả năng tạm hoãn tính trưởng thành của mình và tham gia vào các trò chơi trẻ con vào những thời điểm thích hợp.

(a)    dựa trên sự mô tả của Jahoda được tóm tắt bởi Offer và Sabshin
(b)    dựa trên sự mô tả của Peterson và Seligman
(c)    dựa trên sự mô tả của Menninger

Vào những năm 1960, bắt đầu bằng các nghiên cứu của Grinker và cộng sự về “homoclites” (giáo dục cơ thể chủ yếu được chọn lọc cho tính bình thường) và bài viết của Offer và Sabshin về tính bình thường, các nhà nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu sức khỏe tâm thần theo kinh nghiệm. Mặc dù các số liệu từ nghiên cứu Terman tại Stanford, Viện nghiên cứu phát triển con người tại Berkeley, viện nghiên cứu sự phát triển người trưởng thành tại Harvard, sau đó cung cấp nhiều thông tin hơn, nghiên cứu theo chiều dọc đầu tiên về sức khỏe tâm thần tuyệt đối đầu tiên được thu hoạch là sự tiến hành loại trừ một cách đáng ngờ trong số 130 phi công phản lực khỏe mạnh, đã được sàng lọc trên một thập kỷ đối với sự đàn hồi tâm lý, bảy phi công vũ trụ đầu tiên được chọn lựa. Nghiên cứu này nhấn mạnh cả tầm quan trọng và bản chất đúng đắn về sức khỏe tâm thần. Bảy người phi công vũ trụ này không chỉ có lý lịch công việc mẫu mực mà còn có khả năng yêu thương. Tất cả xuất thân từ những gia đình nguyên vẹn, hạnh phúc, tỉnh nhỏ. Ở lứa tuổi 30 của họ, tất cả đã kết hôn và có con. Dù các phi công thử thách mạo hiểm, họ hầu như không bị những tai nạn bất thường nào trong suốt những năm làm phi công hoặc ngay cả trước đó. Họ có thể dung nhận cả hai sự kết hợp phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ và sự cách ly khắc nghiệt. Họ tin tưởng những người khác và không than phiền về những khó chịu. Những cảm xúc, cả tiêu cực và tích cực, đều được trải nghiệm mạnh mẽ. Không xem xét nội tâm, các nhà du hành vũ trụ hiếm khi đào bới những cảm xúc nội tâm của họ; nhưng họ có thể mô tả chúng khi được hỏi. Họ có ý thức về các cảm xúc của những người khác, và họ tránh né các khó khăn giao tiếp cá nhân. Điểm nhóm của họ trên thang loạn thần kinh của bản kê nhân cách Maudsley được mô tả là thấp nhất trong tất cả các nhóm được báo cáo trong y văn.

Các nghiên cứu ban đầu có ảnh hưởng nhiều hơn về sức khỏe tâm thần là Dự án tâm lý liệu pháp Menninger. Lượng giá hoạt động chức năng tâm lý của các đối tượng nghiên cứu, nhà tâm lý học Menninger, Lester Luborsky đã phát minh ra dụng cụ đo lường kinh nghiệm sức khỏe tâm thần (Thang Đánh Giá Bệnh-Sức Khỏe), một thang từ 0 đến 100 điểm. Năm 1976, vì thang của Luborsky được thiết kế để đánh giá các ứng viên cho liệu pháp tâm lý hơn là cho nghiên cứu dịch tễ nói chung, hai kiến trúc sư của DSM-III đã cải tiến thang này và chuyển nó thành thang lượng giá tổng thể (GAS). Những giá trị đáng tin cậy đối với sự đồng nhất giữa các người đánh giá về mỗi dụng cụ và sự đồng nhất giữa hai dụng cụ là 0,85 đến 0,95. Trong một so sánh xuyên văn hóa, Armelius và đồng sự đã lưu ý rằng “sự hữu dụng của Thang Đánh Giá Bệnh-Sức Khỏe như là một nhiệt biểu kế quốc tế về sức khỏe tâm thần được ủng hộ chắc chắn”. Phiên bản sửa đổi của GAS được giới thiệu trong DSM-III-R như là thang GAF, hoặc trục V.

Giống như sự xuất sắc trong cuộc thi mười môn phối hợp, không có một phép đo lường đơn nhất nào định nghĩa sức khỏe tâm thần, mà tất cả các phương pháp đo lường có liên quan chặt chẽ với nhau. Thang Đánh Giá Bệnh-Sức Khỏe có điểm số 95-100 phản ánh “một tình trạng lý tưởng về sự hợp nhất chức năng hoàn chỉnh, về tính đàn hồi trong phương diện sang chấn, về sự hạnh phúc và hiệu quả xã hội”. Trên thang GAF DSM-IV, một điểm số 91-100 tương đương với “chức năng tuyệt vời trong một dải rộng các hoạt động, các rắc rối của cuộc sống không bao giờ vượt khỏi tầm tay, được tìm ra bởi những người khác vì có nhiều phẩm chất tích cực; không có triệu chứng”. Những lời lẽ khác nhau, nhưng đều cùng một làn điệu. Bảng 1 minh họa các mô hình duy nhất và nhiều mặt của sức khỏe tâm thần tuyệt đối và sự giống nhau “họ hàng” của chúng mạnh như thế nào.

Một vài điều trong lịch trình nghiên cứu tương lai có vẻ rõ ràng. Trước tiên, tâm thần học có nhiệm vụ phải theo đuổi sự hiệu lực xuyên văn hóa và tinh lọc lại thang GAF. Thứ hai, vì sự phòng ngừa tiên phát rõ ràng là tối thượng đối với điều trị bệnh một khi nó xảy ra, chúng ta cần nghiên cứu các cá nhân có sức khỏe tâm thần tuyệt đối theo cách mà nhà nông học nghiên cứu lúa mì chống lại khô hạn. Thứ ba, khái niệm sức khỏe tâm thần đưa ra một vấn đề về sự can thiệp điều trị để có được nó. Những mặt nào của sức khỏe tâm thần được cố định và mặt nào dễ bị thay đổi? Tương tự, ở đa số cá nhân hầu hết sự can thiệp giáo dục tăng cường sẽ làm tăng chỉ số IQ chỉ khoảng 7 điểm, nhưng sự can thiệp điều trị duy trì có thể thay đổi cá nhân vô học hoàn toàn ở Ý thành những người có tài ăn nói trôi chảy. Với clozapine hoặc với liệu pháp hành vi nhận thức, chúng ta có thể tăng điểm số thang GAF từ 40 lên 70, nhưng bằng cách nào chúng ta tăng điểm từ 70 lên 90? Đây là vấn đề nghiên cứu quan trọng mà tâm thần học chưa tuyên bố được.

Mô hình B: sức khỏe tâm thần như là tâm lý học tích cực
Mô hình thứ hai, xưa như Aristotle, nhận thức sức khỏe tâm thần như là một lý tưởng không tưởng và tạo ra một sức đẩy cho phong trào tâm lý học tích cực gần đây. Vào thế kỷ 19, sức khỏe tâm thần được xem như là có liên quan đến tính đạo đức. Các nhà tâm thần học viết về cả hai “sự điên khùng đạo đức” và “đức tính tốt”. Nhưng đến thế kỷ 20, chỉ tâm lý học giáo dục được giữ lại tập trung vào tính cách và “phẩm chất”.

Trong tâm lý học, những sự can thiệp để cải thiện trí thông minh và các kỹ năng xã hội đã có là thông thường, trong lúc đó y học và tâm thần học lại xen vào với chức năng tuyến giáp hoặc một khí sắc bình thường chỉ đem lại sự rắc rối. Có thể tranh luận rằng ở người khỏe mạnh dựa thực sự vào tất cả các can thiệp tâm dược lý, theo thời gian, sẽ làm cho chức năng não tệ hơn; cũng có thể tranh luận rằng nhiều sự can thiệp phi dược lý (ví dụ: đào tạo học vấn, quản lý sang chấn, và những lớp học tennis) đã làm cho não hoạt động tốt hơn. Do vậy, những cái mà có mục đích y học về sử dụng thuốc để loại bỏ bệnh lý đôi khi bỏ quên những can thiệp giáo dục để tăng cường hoạt động chức năng trên trung bình.

Trên 40 năm qua, khái niệm của Maslow về tự hiện thực hóa và sự nhấn mạnh của ông về tâm lý học nhân bản đã rút ra được những chú ý để hoàn thiện sử dụng và khai thác những tài năng, khả năng và tiềm năng. Nhưng cho tới gần đây, tâm lý học nhân bản như vậy không cung cấp được những nghiên cứu kinh nghiệm nào và bỏ quên đi hiệu lực tiên đoán và sự theo dõi. Đầu năm 1925, nhà tâm thần học Adolf Meyer đã cảnh báo các nhà tâm lý học về sự khác biệt giữa “làm đạo đức” về sức khỏe tâm thần và làm nghiên cứu nó bởi “nghiên cứu công bằng và cẩn thận” và “sự thí nghiệm xây dựng”.

Mới đây, Seligman đã đưa ra lưu ý rằng tâm lý học tích cực theo các quy tắc của Meyer về nghiên cứu công bằng và cẩn thận và sự thí nghiệm xây dựng. Khái niệm của Seligman về sự lạc quan học được phối hợp với những tiến bộ kinh nghiệm trong tâm lý học nhận thức đã diễn ra trong suốt ba thập kỷ qua tạo ra một kiểu thuộc tính tích cực không chỉ giúp việc điều trị hành vi nhận thức cho trầm cảm mà có thể đưa đến tình trạng tâm thần tích cực.

Những người ủng hộ cho tâm lý học tích cực muốn biết bằng cách nào để xây dựng những phẩm chất mà giúp các cá nhân và cộng đồng không chỉ đương đầu và sống sót mà còn làm phát triển. Giới thiệu chính thức số báo tháng 1 năm 2000 American Psychologist, tâm lý học tích cực đòi hỏi phải diễn tả tâm lý học “nhân bản” tuân theo nghiên cứu và can thiệp khoa học.

Ở mức độ cá nhân, nói về các đặc điểm cá nhân tích cực; khả năng đối với tình thương yêu và nghề nghiệp, sự dũng cảm, kỹ năng giao tiếp cá nhân, tính nhạy cảm thẩm mỹ, sự kiên nhẫn, sự tha thứ, tính sáng tạo, ý hướng tương lai, tinh thần, tài năng, và sự khôn ngoan… Và trong điều này tìm kiếm cái gì là tốt nhất, tâm lý học tích cực không dựa trên tư duy mong muốn, niềm tin, tự lừa dối, mốt nhất thời hoặc sự vẫy gọi; cố gắng làm cho phù hợp điều gì là tốt nhất trong phương pháp khoa học đối với những rắc rối duy nhất mà hành vi con người thể hiện với những người mong muốn hiểu nó và tất cả tính phức tạp của nó.

Gần đây, những người ủng hộ tâm lý học tích cực đã chia sức khỏe tâm thần tuyệt đối thành bốn thành phần: tài năng, có khả năng, sức mạnh, và kết quả. Tài năng là bẩm sinh, di truyền, và không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự can thiệp (ví dụ: IQ cao, là một đứa trẻ ngoan). Có khả năng phản ánh sự can thiệp xã hội và sự may mắn môi trường (ví dụ: gia đình vững mạnh, hệ thống trường học tốt); những điều này có thể được bổ sung thực nghiệm để gia tăng sức mạnh. Sức mạnh là đặc điểm tính cách như là tò mò và cởi mở mà nó phản ánh nhiều mặt của sức khỏe tâm thần tuân theo sự thay đổi. Kết quả phản ánh những biến số lệ thuộc (ví dụ: cải thiện điểm trên thang GAF, mối quan hệ xã hội tích cực, sảng khoái chủ quan) mà có thể được sử dụng để cung cấp bằng chứng mà những nỗ lực của nhà lâm sàng làm thay đổi sức mạnh không chỉ là suy nghĩ ước muốn.

Khi các thành phần của sức khỏe tâm thần, sức mạnh (hoặc phẩm chất) lý tưởng định rõ là chủ đề tranh luận, Sự khôn ngoan, tốt bụng, và khả năng yêu thương và được yêu thương là sức mạnh vượt qua điều hiếm khi tranh luận. Nhưng sự dũng cảm nên được cộng thêm vào sức mạnh, và tại sao trí thông minh, đỉnh cao âm nhạc hoàn hảo, và tính đúng giờ lại bị loại ra? Câu trả lời là 24 sức mạnh được liệt kê trong Bảng 1 có thể bị phụ thuộc vào sự thay đổi của những phép kiểm định. Đầu tiên, chúng có thể có giá trị dương tính qua nhiều nền văn hóa và qua nhiều thế kỷ. Thứ hai, chúng có thể bị đánh giá theo cách riêng của chúng và không chỉ là một phương tiện đến những điểm cuối.

Có nhiều cạm bẫy với tâm lý học tích cực. Đầu tiên, khía cạnh sức khỏe tâm thần như là không tưởng là một trong những quái vật của những người hoạch định chính sách sức khỏe quốc gia. Họ e sợ, mà không biểu lộ nó trực tiếp, về khía cạnh này thông thường gắn liền với vài nhà chuyên gia về sức khỏe tâm thần, sẽ đặt một gánh nặng gãy lưng lên bảo hiểm y tế. Có phải nhân dân đang giúp đỡ để trở nên hạnh phúc hơn với bản thân họ một quá trình mà bất cứ chương trình bảo hiểm y tế nào sẽ phải trang trải? Qua thời gian, xã hội sẽ phải quyết định ai sẽ trả chi phí cho sức khỏe tâm thần tuyệt đối: cá nhân, hệ thống giáo dục, người trả thứ ba, các tổ chức tôn giáo, hoặc một sự kết hợp của cả bốn.

Lưu ý thứ hai về tâm lý học tích cực liên quan đến sự nguy hiểm của những đơn thuốc tăng cường theo văn hóa về những phẩm chất địa phương. Những nguy hiểm về các phán xét giá trị là rất to lớn. Chúng ta cần phải tách biệt các phẩm chất, kể cả các phẩm chất Aristotle, ra khỏi sức khỏe. Giữ những vết thương sạch sẽ là sức khỏe chứ không phải phẩm chất. Vệ sinh thân thể tại những nơi công cộng là một phẩm chất chứ không nhất thiết là sức khỏe.

Mặt tranh cãi thứ ba của tâm lý học tích cực là sự nhấn mạnh về tính lạc quan. Từ cuối thế kỷ 19, nhiều nhà khoa học xã hội, đặc biệt là ở châu Âu, nghi ngờ sự nhận thức lạc quan, đặc biệt là lạc quan tôn giáo, như là sự ảo tưởng “Mỹ” kém thích nghi xen vào sự nhận thức chính xác về thực tế. Nietzsche, Freud, Marx, và Darwin tất cả nhận thức tính lạc quan như là bằng chứng về một thời thanh niên văn hóa ngây thơ, không phải sức khỏe tâm thần trưởng thành. Phải khỏe hơn để đối phó với những sự kiện khó khăn trong cuộc đời. Ngoài ra, có một bộ phận các công trình gợi ý rằng người trầm cảm nhận thức thế giới một cách chính xác hơn.
Tuy nhiên, trên 30 năm qua các nhà trị liệu nhận thức đã chứng minh rằng nhận thức được thay đổi có thể làm thay đổi hành vi, và cả thay đổi chức năng não. Nếu tính bi quan là nhận thức ưu thế của người trầm cảm, thì tính lạc quan thể hiện nhận thức ưu thế

Chia sẻ