STRESS SỚM: GIẢM KHẢ NĂNG KẾT NỐI CÁC VÙNG CHỨC NĂNG NÃO BỘ.

531

Ngày 14/11/2012 – Tình trạng dễ bị stress sớm trong môi trường gia đình ở trẻ em có thể dẫn tới gia tăng nồng độ cortisol trong máu ở trẻ gái trước tuổi tới trường và trẻ vị thành niên, có thể làm suy yếu khả năng kết nối vùng điều hòa cảm xúc trong não bộ. Đây là kết quả nghiên cứu đăng rên Tạp chí Nature Neuroscience ngày 11/ 11 / 2012.

Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu cách thức ảnh hưởng của stress sớm trong cuộc đời tới mô hình phát triển của não bộ và sự ảnh hưởng này có thể dẫn đến lo âu và trầm cảm như thế nào.

Sự suy yếu kết nối này tiên đoán sự xuất hiện triệu chứng lo âu kéo dài trong thời kỳ tuổi vị thành niên ở trẻ gái, không có ở trẻ trai. Tình trạng này cho thấy mối liên quan trong hoạt động của não bộ và những vùng khác nhau của não bộ thông tin với nhau thế nào.

Các tác giả cho biết có khả năng tiên đoán mối liên kết giữa trẻ gái bị stress trong năm đầu có nồng độ cortisol cao vào buổi chiều và nồng độ cortisol thấp trong kết nối giữa vùng hạnh nhân (amygdala) và vùng vỏ não trước trán (prefrontal cortex) ở trẻ vị thành niên. Kết quả này chứng tỏ mức đô lo âu cao hơn ở trẻ gái.

Sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh fcMRI với lỹ thuật ghi trạng thái ( resting-state ) hoạt động kết nối nhằm phác thảo sức mạnh kết nối giữa vùng hạnh nhân và vùng vỏ não trước trán ở 57 trẻ vị thành niên (28 nam và 29 nữ ). Sau đó các tác giả tìm kiếm trở lại và phát hiện kết quả kết nối kém giữa 2 vùng của não bộ ở trẻ gái và khi khảo sát phụ huynh, các tác giả cho biết  đây là những trẻ phải sống trong tình trạng stress nhiều hơn trong môi trường gia đình khi còn nhỏ.

Đồng thời,  các tác giả thu thập triệu chứng lo âu và mức độ stress trong cuộc sống hiện tại. Kết quả mức độ lo âu không liên quan với khả năng kết nối các vùng não bộ. Tuy nhiên, mức độ stress cao dẫn đến nồng độ cortisol đo vào buổi chiều cao hơn ở trẻ gái và đây là dấu hiệu cho thấy khả năng đối phó với các yếu tố gây stress hàng ngày cua trẻ gái không tốt.

Đối với trẻ 18 tuổi, các tác giả chứng minh được những trẻ gái bị stress thì sự kết nối kém giữa các vùng hạnh nhân, trung tâm xử lý thông tin và vùng vỏ não trước trán, là những vùng có liên quan đến chức năng điều chỉnh cảm xúc. Sự kết hợp này giải thích 65 % các biến số thu thập được của mức độ lo âu ở trẻ vị thành niên.

Phương pháp đo lường hoạt động của não bộ hiện nay giải thích mức độ mối tương quan nào có thể giải thích được trong các triệu chứng lo âu. Do vậy, những nhận định trên xác nhận sơ đồ hoạt động của não bộ, vì càng kết hợp cao thì các mối kết nối nền tảng (giữa các vùng chức năng não bộ) càng nhiều.

Nhận xét kết quả nghiên cứu, Ts Bruce S. McEwen Trường ĐH Rockefeller New York cho hay thực tế phụ nữ bị ảnh hưởng  là phù hợp trong quá trình phát triển não bộ và khó phát hiện sự khác nhau giữa 2 giới trong cấu trúc và chức năng hoạt động của tất cả các vùng trong não bộ. Tác động của nội tiết tố nam nữ trong quá trình phát triển cũng như ở người lớn theo nhiều cơ chế trong hầu hết các vùng não bộ và tác động qua lại với các trải nghiệm cuộc sống hàng ngày cũng làm thay đổi cấu trúc và hoạt động của não.

Ts Bruce nói thêm, hoạt động (chống lại stress) của nam hay nữ đều như nhau, chỉ khác chiến lược sử dụng, nữ có khuynh hướng biểu lộ nhiều lo âu, trầm cảm hơn, nam dễ tìm đến ma túy, đến với các hành vi chống đối xã hội nhiều hơn. Các ví dụ này minh họa cho quan điểm của các tác giả nghiên cứu.

                                                                                                 Bs CK II Phạm Văn Trụ PGĐ Bv TT Tp HCM
Theo Pam Harrison. Early stress linked to weaker brain connection, anxiety. Medscape Medical New. Psychiatry. Abstract. Nat Neurosci. Published online November 11, 2012.