NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO TRONG SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG LOẠN THẦN GIAI ĐOẠN CẤP

1423
Cho dù là các biểu hiện có tính quan trọng ít hơn, nhưng vẫn phải cân nhắc quan tâm. Ảnh: Internet.
Cho dù là các biểu hiện có tính quan trọng ít hơn, nhưng vẫn phải cân nhắc quan tâm. Ảnh: Internet.
  1. Trước khi bắt đầu điều trị cần khai thác bệnh sử và thực hiện thăm khám tổng quát và nội thần kinh đầy đủ. Bệnh sử và các thăm khám trên là quan trọng để bảo đảm không chỉ chẩn đoán chính xác mà còn đảm bảo an toàn khi sử dụng các thuốc chống loạn thần. Vì lý do mỗi loại thuốc chống loạn thần đều có biểu hiện tác dụng phụ khác nhau nên thăm khám đầy đủ để việc sử dụng có thể chuẩn và thích đáng hơn. Các yếu tố quan trọng đặc biệt trong thăm khám bao gồm mạch, huyết áp, khám mắt, nội thần kinh lưu ý các triệu chứng ngoại tháp và loạn vận động muộn.
  1. Sau khi thảo luận với bệnh nhân và thân nhân về nguy cơ dùng thuốc chống loạn thần và lợi ích điều trị, hãy lựa chọn loại thuốc chống loạn thần thích hợp dựa trên cở sở tình trạng cơ thể bệnh nhân, tác dụng phụ của loại thuốc đã chọn và tiên đoán đáp ứng trị liệu.
  1. Thông báo và hướng dẫn cho bệnh nhân và thân nhân về nguy cơ có tác dụng phụ loạn vận động muộn. Sự trao đổi thông tin này phải ghi lại trong hồ sơ người bệnh.
  1. Bắt đầu sử dụng thuốc chống loạn thần với liều lượng trung bình ( ví dụ : từ 4 đến 10 mg haloperidol, từ 4 đến 6 mg risperidone [ điều chỉnh từ liều thấp ], hoặc 10 mg olanzapine ở người lớn có sức khoẻ bình thường).
  1. Cân nhắc dùng anticholinergic để phòng ngừa triệu chứng ngoại tháp khi kê toa thuốc chống loạn thần cổ điển hiệu lực cao đối với bệnh nhân có nhiều nguy cơ loạn trương lực cơ. Không dùng anticholinergic ở bệnh nhân lú lẫn tâm thần hay bí tiểu và ở bệnh nhân ít nguy cơ loạn trương lực cơ, như ở bệnh nhân cao tuổi.
  1. Duy trì liều điều trị trong thời gian từ  2 đến 4 tuần lễ vì hiệu quả đáp ứng với thuốc chống loạn thần tăng dần dần.
  1. Đối với bệnh nhân đang kích động, loại thuốc tác dụng êm dịu như lorazepam (2 mg) có thể có hiệu quả.
  1. Nếu có thể được nên cho dùng tất cả các loại thuốc chống loạn thần vào giờ đi ngủ để gia tăng sự tuân thủ điều trị và giảm thiểu các tác dụng phụ vào ban ngày.
  1. Nếu không hiệu quả và ít tác dụng phụ, và nếu thầy thuốc tin rằng bệnh nhân không tuân thủ điều trị không phải là nguyên nhân đưa đến không đáp ứng, thì tăng dần liều thuốc đến khi xuất hiện các biểu hiện tác dụng phụ nhẹ (ví dụ: ngủ ngầy ngật, hạ huyết áp, các triệu chứng ngoại tháp).
  1. Nếu sau thời gian từ 2 đến 4 tuần dùng thuốc với liều lượng như trên mà tình trạng bệnh không cải thiện, cần đổi một loại thuốc chống loạn thần thuộc nhóm khác. Nên xem xét sử dụng thuốc chống loạn thần khác thuộc thế hệ mới.

Người dịch : BS CKI PHẠM VĂN TRỤ , Phó GĐ BVTT.

THAM KHẢO:

Lược dịch theo CONCISE GUIDE TO PSYCHOPHARMACOLOGY của Lauren B. Marangell, M.D. James M. Martinez, M.D. Jonathan M. Silver, M.D. Stuart C. Yudofsky, M.D.   American Psychiatric Publising, Inc 1400 Street, N.W. Washington, DC 20005. Xuất bản lần thứ nhất năm 2000. Trang 88.