NHỮNG BIẾN ĐỔI Ở TUỔI DẬY THÌ

1229

Bắt đầu tuổi dậy thì, xuất hiện những biến đổi. Những biến đổi này đưa cuộc sống tình dục trẻ em trở nên một dạng xác định bình thường. Xung động tình dục cho đến lúc này cơ bản là tự  thỏa dục, nhưng bây giờ nó sẽ khám phá ra đối tượng tình dục.

Từ trước đến nay nó đến từ những xung động từng phần và từ những vùng gợi dục độc lập với nhau, tìm kiếm một mục đích tình dục, sự thỏa mãn nào đó. Bây giờ một mục đích tình dục mới đã được xác định. Để thực hiện mục đích này, tất cả những xung động từng phần phải phối hợp lại, trong khi tất cả những vùng gợi dục khác phụ thuộc vào sự thống trị của vùng sinh dục.

Mục đích tình dục mới xác định đối với hai giới những chức năng rất khác nhau. Những diễn biến tình dục giữa hai giới trở nên rất khác biệt. Ở nam giới thì  logique hơn, dễ giải thích hơn, trong khi ở nữ giới thì biểu hiện một dạng thoái lui.

Đặc tính tự nhiên của đời sống tình dục  được đảm bảo bởi sự gặp nhau giữa đối tượng và mục đích tình dục, giữa sự âu yếm và dục tình. Hai dòng này đều tồn tại kể từ lần đầu tiên nở rộ của tình dục trẻ em. Nó biểu hiện điều gì đó giống như sự thông đường hầm khi mà được đào từ hai đầu lại.

Ở nam giới mục đích tình dục bao gồm sự xuất ra những sản phẩm sinh dục. Không xa lạ gì với mục đích cũ là sự thỏa mãn. Mục đích tình dục mới có vẻ là một sự thỏa mãn cực độ và gắn với hành động cuối cùng của quá trình tình dục. Xung động tình dục bây giờ có nhiệm vụ phục vụ chức năng sinh sản, chính vì vậy nó trở nên vị tha. Để hiểu rằng sự biến đổi này có thể đạt được thành công, chúng ta cần phải tính đến những thành phần nguyên thủy và bản chất của những xung động.

Cũng như tất cả các trường hợp, khi có sự hình thành những sự phối hợp mới trong cơ thể và những mối quan hệ mới, do một cơ chế phức tạp, những rối loạn có thể sinh ra nếu quá trình bị ngưng trệ. Tất cả những rối loạn của đời sống tình dục chắc chắn được xem như kết quả của một sự ức chế trong quá trình phát triển của nó.

I. Sự thống trị của những vùng sinh dục và sự thích thú ban đầu.

Sự khởi đầu và kết thúc của diễn biến mà chúng ta vừa mô tả ở trên đối với chúng ta có vẻ rõ ràng. Nhưng những giai đoạn trung gian đối với chúng ta vẫn còn mù mờ. Chúng ta cần phải làm rõ điều này.

Để xác định quá trình của giai đoạn dậy thì, chúng ta đã chọn những gì dễ nhận ra nhất, như quá trình phát triển của bộ máy sinh dục ngoài mà sự ngưng phát triển tương đối tương ứng với giai đoạn tiềm ẩn tình dục của trẻ em. Trong khi đó sự phát triển của những cơ quan sinh dục bên trong dẫn đến sự chín mùi của các sản phẩm sinh dục, chúng có khả năng tạo ra một con người, sẵn sàng sử dụng.

Bộ máy này sẽ hoạt động khi có những kích thích. Quan sát cho chúng ta thấy những kích này có thể sinh ra theo ba cách khác nhau.

Hoặc là nó xuất phát từ bên ngoài bởi những kích thích của những vùng gợi dục mà chúng đã biết.
Hoặc là chúng xuất phát từ bên trong của cơ thể qua những con đường còn đang được nghiên cứu và cuối cùng chúng có thể xuất phát từ cuộc sống tinh thần giống như nơi chứa đựng những cảm xúc, ấn tượng bên ngoài và chính là nơi tiếp nhận những kích thích bên trong.
Ba cơ thể này xác định một trạng thái mà ta gọi là “kích thích tình dục”. Nó biểu hiện bằng những dấu hiệu theo hai loại. Những dấu hiệu tinh thần và những dấu hiệu cơ thể. Những dấu hiệu về tinh thần bao gồm một trạng thái căng thẳng có tính chất đặc biệt bức xúc. Trong số những dấu hiệu cơ thể chúng ta nên ra ở đây những dấu hiệu chủ yếu đó là một loạt những thay đổi của bộ máy sinh dục mà ý nghĩ của nó không còn nghi ngờ gì nữa là chuẩn bị cho việc giao hợp (Sự cương cứng của dương vật, sự xuất tiết ở âm đạo)

Sự căng thẳng tình dục:

Khi xem xét đặc tính của sự căng thẳng kích thích tình dục đặt cho chúng ta một vấn đề cũng rất quan trọng để giải thích quá trình tình dục. Cho dù những ý kiến rất khác nhau trong tâm lý học hiện đại, tôi vẫn cho rằng một cảm giác căng thẳng luôn luôn có một đặc tính gây khó chịu. Điều này giúp tôi chấp nhận rằng một cảm giác như vậy đòi hỏi một sự thay đổi tình trạng tâm lý vì cảm giác này hoàn toàn khác với cảm giác thích thú, sung sướng. Nhưng ngay khi chúng ta xếp loại sự căng thẳng tình dục vào những cảm giác khó chịu, chúng ta gặp ngay vấn đề rằng, sự căng thẳng này, không nghi ngờ gì nữa được cảm nhận một sự thích thú. Ở mọi nơi trong tất cả các quá trình tình dục, chúng ta nhận thấy cùng một lúc sự căng thẳng và sự thích thú, thỏa mãn và thậm chí trong những biểu hiện trong giai đoạn chuẩn bị ở bộ máy sinh dục cũng xuất hiện một dạng thỏa mãn. Như vậy, cần tìm hiểu như thế nào mà một sự căng thăng và một cảm giác thích thú lại có thể hòa hợp với nhau.

Điều liên quan đến vấn đề thích thú và khó chịu động chạm đến một trong những điểm rất nhậy cảm của tâm lý học hiện đại. Chúng ta chỉ giới hạn rút ra từ nghiên cứu này những thông tin mà nó có thể cho chúng ta và chúng ta tránh xem xét toàn bộ cả vấn đề. Hãy bắt đầu bằng việc xem xét trên cách thức mà những vùng gợi dục thích ứng với một vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của sự kích thích tình dục.

Mắt, vùng gợi dục xa nhất của đối tượng tình dục giữ vai trò đặc biệt quan trọng, trong những điều kiện ở đó hoàn tất sự trinh phục của đối tượpng bằng cách truyền tính chất đặc biệt của hưng phấn, nó cho chúng ta cảm xúc về cái đẹp. Những phẩm chất của đối tượng tình dục mà ta gọi là “những nét gợi cảm”, sự gợi cảm này xác định một mặt bởi một sự ham muốn, thích thú. Mặt khác nó dẫn đến một sự gia tăng kích thích tình dục hay kích thích sự hưng phấn nếu còn chưa đủ. Nếu kích thích đầu tiên này được thêm vào một kích thích khác đến từ một vùng gợi dục khác.

Ví dụ như sự sờ mó bằng tay thì tác dụng cũng tương tự, nó xuất hiện những thay đổi ở giai đoạn chuẩn bị và gia tăng sự căng thẳng tình dục, sự gia tăng căng thẳng này lại đem đến ngay một cảm giác khó chịu rõ ràng hơn nếu không cho phép nó đạt đến một cảm giác thích thú tiếp theo. Để rõ ràng hơn trong trường hợp một vùng gợi dục đặc biệt được kích thích (ví dụ vùng da niêm ngực phụ nữ ). Sự sờ mó đủ để gây một cảm giác thích thú, cùng lúc đó nó cũng đánh thức, kích thích các vùng sinh dục khác và đến lượt các kích thích ở các vùng sinh dục này cũng đòi hỏi một sự gia tăng sự thích thú, sung sướng. Như vậy, vấn đề là ở chỗ, khi cảm nhận được một sự thích thú thì luôn luôn có xu hướng phải đạt đến một sự thích thú khác mạnh hơn, mãnh liệt hơn tiếp theo.

Cơ chế của sự thích thú ban đầu

Trường hợp mà chúng ta vừa nên trên, vai trò của những vùng gợi dục là rõ ràng. Những gì đã đúng với một vùng thì cũng đúng với tất cả các vùng khác. Tiếp theo một kích thích phù hợp, các vùng này sẽ tạo ra một sự thích thú nào đó, đây chính là điểm khởi đầu của sự gia tăng căng thẳng, chính căng thẳng này sẽ cung cấp năng lượng vận động cần thiết để đạt đến hoạt động tình dục. Giai đoạn áp chót của quá trình này đặc trưng bởi sự kích thích phù hợp của vùng gợi dục sinh dục, nằm ở những tuyến dịch thích hợp nhất với mục đích này, đó là niêm mạc âm đạo và sự thích thú mà kích thích này mang lại xuất hiện, lần này qua đường phản xạ, năng lượng vận động đòi hỏi sự phóng tinh. Sự thích thú cuối cùng này đạt đến cực độ bởi cường độ của nó khác với những giai đoạn trước, sự thích thú này hoàn toàn đưa đến một trạng thái thư giãn, đây là một thích thú dựa trên một sự thỏa mãn và với sự thỏa mãn này làm mất đi sự căng thẳng tình dục.

Tôi khẳng định sự khác nhau giữa sự thích thú sinh ra bởi những kích thích của những vùng gợi dục và sự thích thú khi xuất tinh. Sự thích thú từ những vùng gợi dục có thể xem như là những thích thú ban đầu , ngược lại với thích thú cuối cùng. Thích thú ban đầu giống như cái mà những xung động tình dục trẻ em có thể đạt được cho dù còn rất sơ khai. Điều mới xuất hiện đó chính là sự thích thú cuối cùng, điều này theo tất cả mọi khả năng có liên quan đến một số điều kiện nào đó mà chỉ có ở giai đoạn dậy thì. Thể thức, chức năng mới của những vùng gợi dục có thể biểu hiện nhờ vào sự thích thú ban đầu đạt đến, giống như diễn ra ở trẻ em, từ đó phát sinh ra sự thích thú thỏa mãn ở mức độ cao.

Tôi đã giải thích bằng cách sử dụng một ví dụ từ lĩnh vực tâm lý hoàn toàn khác, một trường hợp tương tự, ở đó một sự thích thú ở mức độ cao đạt được nhờ một cảm giác thích thú ờ cường độ thấp hơn, nó có một giá trị giống như một sự quyến rũ ban đầu. Tôi dùng ví dụ này để phân tích bản chất của sự thích thú.

Sự nguy hiểm của thích thú ban đầu: 

Mối quan hệ mà chúng ta vừa thiết lập giữa sự thích thú ban đầu và đời sống tình dục trẻ em được xác nhận bởi tác động sinh bệnh mà sự thích thú ban đầu nàycó thể gây ra. Trong cơ chế mà sự thích thú ban đầu luôn hiện diện một cách đương nhiên một nguy hiểm nào đó, nguy hiểm này liên quan đến sự đạt được bình thường của hành động tình dục, nó biểu hiện ngay trong một giai đoạn nào đó của quá trình chuẩn bị, khi sự thích thú ban đầu trở nên quá mức, trong khi đó sự căng thẳng lại ở mức độ rất yếu. Trong trường hợp này sức mạnh xung động bị chặn lại, đến nỗi mà quá trình tình dục không thể tiếp tục được nữa, con đường của quá trình này thu ngắn lại, hành động chuẩn bị thay thế cho mục đích bình thường của tình dục.

Theo kinh nghiệm trong giai đoạn tình dục trẻ em, vùng gợi dục có vấn đề khi mà xung động từng phần trở nên đóng một vai trò quá mức trong việc hình thành sự thích thú và sau đó thêm vào những hoàn cảnh nào đó, tạo điều kiện hình thành một sự ngưng trệ, khi một xung động phát sinh sẽ thống trị xu hướng sát nhập của sự thích thú ban đầu vào cơ chế mới. Từ đó xuất hiện vô số những lệch lạc tình dục liên quan đến sự ngừng trệ này. Phải hết sức tránh sự thống trị của vùng sinh dục đang được hình thành ở tuổi ấu thơ. Ở giai đoạn hai tuổi ấu thơ này (khoảng từ 8 tuổi đến dậy thì), tất cả các chuẩn bị có vẻ chỉ nhằm mục đích này.

Trong những năm này, những vùng sinh dục hoạt động gần giống nhau như lúc đã chín mùi. Chúng trở thành trung tâm kích thích và thay đổi trung gian khi mà một sự thích thú được cảm nhận đến từ một sự thỏa mãn của một vùng gợi dục nào đó và cho dù điều này vẫn chưa dẫn đến điểm kết thúc, có nghĩa là không đóng góp gì vào việc tiếp tục quá trình tình dục. Cũng vậy trong tuổi ấu thơ, bên cạnh sự thích thú thỏa mãn còn tạo ra một sự căng thẳng  tình dục nào đó, mặc dù ít khẳng định và cường độ chưa mãnh liệt. Bây giờ chúng ta có thể hiểu thế nào khi tranh luận về các nguồn của tình dục. Chúng ta đã nói với lý do rằng quá trình mà chúng ta quan tâm tác động làm thỏa mãn tình dục cũng như là klích thích tình dục. Điều này chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng ban đầu chúng ta đã cường điệu sự khác nhau giữa đời sống, tình dục ở trẻ em và ở người trưởng thành và chúng ta đưa ra một sự điều chỉnh cần thiết. Những biểu hiện tình dục trẻ em không chỉ xác định những lệch lạc mà còn xác định quá trình hình thành bình thường của đời sống tình dục ở người trưởng thành.

II.Vấn đề của kích thích tình dục.

Cho đến đây, chúng ta vẫn chưa giải thích từ đâu đưa đến sự căng thẳng tình dục đi kèm với sự thích thú khi có một sự thỏa mãn của những vùng gợi dục, bản chất của nó là gì. Giả thuyết đầu tiên cho rằng sự căng thẳng này được sinh ra chính từ sự thích thú. Nó không được chấp nhận chính vì khi sự thích thú đạt đến tột độ liên quan đến sự phóng tinh thì nó không gây ra căng thẳng nữa mà tất cả sự căng thẳng biến mất. Điều này làm chúng ta chấp nhận rằng sự liên quan giữa sự thích thú và căng thẳng tình dục chỉ gián tiếp.

Vai trò của các sản phẩm sinh dục:

Bình thường sự xuất những sản phẩm sinh dục chính là điểm kết thúc kích thích tình dục, một số nhữngdấu hiệu khác nữa cho phép chúng ta thiết lập một sự liên quan giữa sự căng thẳng tình dục với những sản phẩm sinh dục. Bộ máy sinh sục phóng thích những sản phẩm sinh dục vào những giai đoạn khác nhau, nhưng với một mức độ đều đặn nào đó. Trong đêm xảy ra sự phóng tinh, kèm theo một cảm giác thích thú trong ảo giác của giấc mơ có hành động giao hợp. Để giải thích quá trình phóng tinh ban đêm này, người ta cho rằng, sự căng thẳng tình dục đã biết làm ngắn quá trình này lại bằng cách lấy ảo giác thay thế hành động giao hợp, tùy thuộc vào sự tích tụ tinh dịch ở các túi tinh. Những kinh nghiệm mà chúng ta thấy ở sự kiệt quệ của bộ máy sinh dục cung cấp cho chúng ta những sự chỉ dẫn tương tự. Khi các túi tinh cạn kiệt không chỉ có hành vi giao hợp trở nên không thể làm được mà thậm chí tính kích thích của các vùng gợi dục cũng không còn nữa. Những vùng này không tạo ra những thích thú được nữa, chính vì vậy chúng ta nhận thấy rằng một mức độ căng thẳng tình dục nào đó rất cần thiết để những vùng gợi dục có thể đưa đến tình trạng kích thích. Chúng ta có lẽ đã có thể đưa ra một giả định, nếu tôi không lầm thì nó nói chung rất dễ chấp thuận là sự tích tụ những sản phẩm sinh dục đã tạo ra những căng thẳng và duy trì nó. Hiện tượng này có thể xuất phát từ một áp lực mà những sản phẩm sinh dục tác động lên thành những túi chứa chúng, điều này dẫn đến kích thích một trung tâm tủy sống và tình trạng kích thích tủy sống này đến lượt nó lại kích thích lên những trung tâm cao cấp hơn, đến nỗi mà cảm giác căng thẳng xuất hiện trong ý thức. Điều mà kích thích những vùng gợi dục chỉ có thể giải thích nếu chúng ta chấp nhận rằng những vùng gợi dục này liên quan đến các trung tâm bởi các liên hệ về giải phẩu đã hình thành từ trước, chúng làm tăng trưởng lực kích thích trong những trung tâm và cuối cùng sự căng thẳng đạt đến một mức độ nào đó đủ để phát động hành vi giao hợp, nếu sự căng thẳng còn chưa đủ thì nó tiếp tục kích thích sản xuất sản phẩm sinh dục.

Điểm yếu của giả thuyết này mà chúng tôi tìm thấy, ví dụ như trong sự mô tả của Krafft – Ebing về quá trình tình dục là ở chổ là chỉ tính đến hoạt động tình dục ở người lớn, nó đã bỏ qua một phần lớn đó là ba loại chức năng mà nó phải làm rõ ở trẻ em, ở phụ nữ và ở những người nam bị thiến. Trong ba trường hợp này sẽ không có vấn đề tích tụ những sản phẩm sinh dục, điều này làm cho sự áp dụng với tất cả trở nên khó khăn.

Tuy vậy, chúng ta có thể cho rằng, có một số bằng chứng cho phép chúng ta có thể áp dụng với cả ba đối tượng trên. Ít nhất là phải tránh gán cho tất cả những yếu tố mà chúng ta vừa xem xét một vai trò mà đối với tôi thì chúng không thể có được.

Sự quan trọng của bộ máy sinh dục bên trong:

Điều nhận thấy rõ ràng là kích thích tình dục không phụ thuộc vào việc hình thành những sản phẩm tình dục, đây là những kinh nghiệm thấy được trên những người nam bị thiến. Những người này đôi khi còn giữ được tình dục chọn vẹn mặc dù đã bị thiến. Ngoài ra người ta đã biết từ lâu rằng những bệnh làm mất đi khả năng sản xuất của những tuyến sinh dục ở đàn ông làm họ bị vô sinh, hết ham muốn tình dục. Chẳng ngạc nhiên khi C.Rieger nhận ra rằng sự mất những tuyến sinh tinh ở tuổi đã trưởng thành có thể không ảnh hưởng đến tình trạng tinh thần của cá thể. Rỏ ràng rằng khi thiến ở tuổi trước dậy thì, trong lúc còn non dẫn đến sự huỷ bỏ các đặc tính tình dục và trong trường hợp này ngoài sự mất các tuyến sinh dục, có thể có một sự ức chế tiến triển, kết qủa của sự phá hủy này.

Thuyết hoá học:

Những kinh nghiệm cắt bỏ các tuyến sinh dục như buồng trứng và tinh hoàn trên những động vật và việc gép những cơ quan mới ở động vật có xương sống cuối cùng đã làm sáng tỏ nguồn gốc của kích thích tình dục và hơn nữa còn làm giảm sự quan trọng mà người ta đã gán cho sự tích tụ các sản phẩm sinh dục. Trên thực nghiệm, hoàn toàn có thể thay đổi từ đực qua cái và ngược lại (E.Steinach). Cái mà tạo ra một sự thay đổi đồng thời trong thái độ của con vật và phù hợp với những đặc tính tình dục cơ thể.

Tuy nhiên ảnh hưởng này xác định giới tính không gán cho những tuyến sinh dục sản xuất những tế bào đặc biệt như tinh trùng hay trứng, mà chính là mô kẽ, chính vì lý do này mà nó được xem như “tuyến của tuổi dậy thì” bởi những tác giả đã nêu trên. Có thể những nghiên cứu về sau sẽ đem lại những kết quả làm cho chúng ta chấp nhận rằng “tuyến của tuổi dậy thì” ở  tình trạng lưỡng tính là bình thường, điều này cho một nền tảng về mặt giải phẩu học ở đời sống lưỡng tính ở động vật bậc cao.

Ngay từ bây giờ có thể rằng đây không phải cơ quan duy nhất giữ vai trò trong việc tạo ra kích thích tình dục. Mặc khác, phát hiện mới về sinh học đã cho chúng ta thấy có sự liên quan giữa tác động của Thyroide đối với hoạt động tình dục. Hiện nay chúng ta có quyền tin rằng, những mô kẽ của tuyến sinh dục đã sản xuất ra những chất hoá học đặc biệt, chúng đi theo tuần hoàn máu, dẫn đến một số bộ phận nào đó của hệ thống thần kinh trung ương, gây ra một tình trạng căng thẳng tình dục. Chúng ta đã biết những trường hợp thay đổi kích thích xuất phát từ một số độc chất ở ngoài đưa vào cơ thể sang một kích thích thực thể đặc biệt.

Hiện nay không thể nghiên cứu ngay cả dưới dạng giả định, làm sao kích thích tình dục lại xuất phát từ kích thích những vùng gợi dục, có trước một sự căng thẳng của bộ máy trung ương và đâu là những phức tạp của những kích thích đơn thuần do độc chất và sinh lý tạo ra những quá trình này. Cần tách ra ở đây một quan niệm, một số chất có tính chất đặc biệt, phóng thích trong quá trình chuyển hoá tình dục.

Vì giả thuyết này ban đầu có vẻ độc đoán, nhấn mạnh vào một hiện tượng rất quan trọng. Ở những người loạn thần kinh có thể chỉ là những rối loạn rất giống những hiện tượng ngộ độc và trạng thái đòi hỏi.một sự sử dụng thường xuyên những chất độc nào đó để mang lại sự thích thú.

(còn tiếp)

BS Trịnh Tất Thắng, Bác sĩ giám đốc Bệnh Viện Tâm Thần