NGƯỜI GIÀ BỊ CÚM VÀ SA SÚT TÂM THẦN CÓ KHẢ NĂNG TỬ VONG CAO

108

Ngày 10 / 11 / 2009 – Một nghiên cứu mới cho rằng người già ít bị nhiễm cúm hơn người trẻ nhưng nếu bị cúm và sa sút tâm thần kết hợp sẽ dễ tử vong hơn 50% khi so sánh từng cặp bệnh lý tương ứng. Hơn nữa, các cụ già bị sa sút tâm thần nếu sống tại nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa thì có nguy cơ tử vong cao hơn nữa.

Theo Ts.Elena Naumova, Gs Khoa Sức khỏe Công cộng và Y học Cộng đồng tại ĐH Y K Boston, bang Massachusetts nói: “Trong tình cảnh sẵn sàng đối phó với dịch cúm mới này, chúng ta có vấn đề quan trọng liên quan đến công tác bảo vệ sức khỏe như chủng ngừa, thử nghiệm và điều trị cúm mà đích là nhóm người già bị suy giảm nhận thức đang ngày càng tăng”

Nghiên cứu có 3 mục tiêu: phân tích về địa lý và nhân khẩu học của viêm phổi và bệnh cúm; mối liên quan giữa các bệnh này với tác động của nó trong chăm sóc sức khỏe ( Tạp chí Khoa học Lão khoa Hoa kỳ, ngày 26/10 2009).

Lưu ý đặc biệt đối với cư dân vùng nông thôn
Nghiên cứu theo dõi này sử dụng các các số liệu y khoa từ các Trung tâm Chăm sóc Y khoa và dịch vụ Y tế, được cung cấp thông tin từ các cơ sở dữ liệu quốc gia khác để xử lý, phân tích hồi cứu hơn 6 triệu trường hợp viêm phổi và cúm giữa 1998 và 2002.

Các nhà nghiên cứu phân tích kết quả tình trạng điều trị dài ngày, tỷ lệ tử vong trong bệnh viện, cũng như những liên quan đến tỷ lệ người già, tỷ lệ người già ở nhà dưỡng lão, thu nhập bình quân của hộ dân và các chỉ số khác ở vùng nông thôn.

Kết quả các vùng nông nghiệp và nghèo có tỷ lệ bệnh viêm phổi và cúm cao nhất, bệnh nhân sa sút tâm thần tuổi già có tần suất chẩn đoán cúm thấp hơn nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao hơn 1.5 lần  so với các nước có thu nhập trung bình.

Ts.Naumova cho rằng: “Các chăm sóc đặc biệt về y tế phải được đem lại cho người già sống ở vùng nông thôn. Các hướng dẫn cần rõ ràng khi cần nhập viện ở những vùng sâu vùng xa phải dược phổ biến rộng rãi và củng cố thường xuyên. Nhân viên y tế phải có kế hoạch phục vụ thích hợp cho các bệnh nhân bị suy giảm nhận thức ”

Quan điểm dân số già dễ bị nhiễm các bệnh như viêm phổi, cúm cũng như dễ bị biến chứng không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, kết quả này cũng chỉ ra một số vấn đề quan trọng trong hệ thông y tế hiện hành.

Chẩn doán nhanh “có tính quyết định”
Chẩn đoán và điều trị nhanh cúm ở người già có tính chất quyết định vì nếu trì hoãn có thể gây bùng phát  viêm phổi thứ phát. Viêm phổi ở người già bị sa sút tâm thần dễ gây biến chứng từ các nhiễm trùng đường hô hấp thông thường vì có sự khó khăn trong việc phát hiện các triệu chứng, vì vệ sinh răng miệng kém và nhai nuốt thức ăn. Các yếu tố kinh tế xã hội cũng có thể làm chậm sơ cứu ban đầu và gián tiếp làm tăng nguy cơ gây biến chứng.

Ts.Naumova cho biết  thêm “dù có tỷ lệ cao bệnh nhân sa sút tâm thần tuổi già được nhập viện và  giám sát nhưng cũng có một tỷ lệ được chủng ngừa cúm và xét nghiệm ở bệnh nhân sa sút tâm thần không được biết”.

“Quyền sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên biệt bị giới hạn cũng có thể làm chậm chẩn đoán và điều trị cúm, dẫn đến tình trạng viêm phổi, đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5 cho người già”. Nghiên cứu này cũng giúp chúng ta xác định dân số dễ bị tổn thương này và hiện nay nghiên cứu khác cần phải củng cố các kết quả và các phương cách thử nghiệm và công tác chủng ngừa cho những bệnh nhân già bị sa sút tâm thần.

Kết quả “khởi đầu”
Bàn luận các phát hiện của nghiên cứu này, TS.William Thies, Trưởng Khoa Y và Khoa học thuộc Hiệp hội Alzheimer, cảnh báo rằng dù các phát hiện có “thú vị và phức tạp” nhưng chúng mới chỉ là “bước khởi đầu”.

Ông ta nói thêm “Thật ra người sa sút tâm thần bị cúm ít hơn có lẽ phản ánh một cách đơn giản mức độ giao tiếp xã hội bị hạn chế. Dường như không có thông tin đầy đủ về vấn đề này để tác động đến chiến lược chăm sóc sức khỏe. Cần nghiên cứu nhiều hơn để hiểu mối tương quan biến chứng thật sự phức tạp giữa cúm, viêm phổi và việc phân phối các dịch vụ chăm sóc y tế ở vùng nông thôn.

Bs Vũ Kim Hoàn, BS. Phó phòng KH TH.

Theo Janis C. Kelly. Elderly People With Influenza and Dementia More Likely to Die. Medscape Medical News.J Am Geriatr Soc. Publiched online October 26, 2009. Abstract.