ThS. BS. CHU THỊ DUNG
Nghiên cứu theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị của citalopram trên140 bệnh nhân RL trầm cảm chủ yếu có kèm biểu hiện lo âu tại Bệnh Viện Tâm Thần TP. HCM từ 2015-2016.
1. Đặc điểm chung, đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trong nghiên cứu:
– Tỷ lệ nữ / nam = 2.7 / 1. – Tuổi trung bình: Tuổi trung bình 43.92 ± 13.641
– RL trầm cảm chủ yếu mức độ nặng 52.9%, trung bình 47.1%.
– Các triệu chứng: khí sắc trầm (100%), mệt mỏi, thiếu năng lượng (97.1%), mất quan tâm thích thú (91.4%), kém tập trung/ chú ý (92.1%). Mất ngủ đầu hôm (88.6%), mất ngủ giữa hôm (78.6%), mất ngủ về sáng (57.9%). Rối loạn ăn uống (54.3%). Ý tưởng và/hoặc hành vi tự sát 44.3%. Chậm chạp tâm thần vận động 53.6%. Cảm giác tội lỗi 37.1%.
2. Kết quả điều trị:
– Sau 2 tuần điều trị, tỷ lệ đáp ứng là 35%, tỷ lệ thuyên giảm là 15.7%. Sau 6 tuần điều trị tỷ lệ đáp ứng là 56.4%, tỷ lệ thuyên giảm là 38.6%. Sau 10 tuần điều trị, tỷ lệ đáp ứng là 61.4%, tỷ lệ thuyên giảm là 42.1%.
– 50.7% bệnh nhân bị tác dụng phụ khi điều trị bằng citalopram, gồm có khô miệng, táo bón, rối loạn tình dục, đau đầu, dạ dày (ợ hơi, ợ chua), run tay…
3. Một số yếu tố liên quan:
Nghiên cứu nhận thấy các bệnh nhân RL trầm cảm chủ yếu có mức độ lo âu cao hơn thì sự đáp ứng và thuyên giảm thấp hơn một cách có ý nghĩa thống kê (P <0.05).