LO ÂU LIÊN KẾT VỚI SA SÚT TÂM THẦN

242

Lo âu có thể liên quan với gia tăng nguy cơ suy giảm nhận thức và sa sút tâm thần (SSTT), đặc biệt rõ rệt ở những bệnh nhân lớn tuổi.


“Bất kể mối quan hệ có nhân quả hay không, nhưng điều quan trọng là người thầy thuốc phải nhận thức được rằng lo âu là một yếu tố dự báo ở những bệnh nhân SSTT khi xuất hiện ở tuổi xế chiều”. Đây là nhận định của  GS.Bernice Gulpers, Khoa Tâm thần và Tâm Lý Y Học của Viện Thần Kinh Học và Sức KhỏeTâm Thần, trực thuộc Trung tâm  YK ĐH Maastricht và Trung tâm Alzheimer Limburg – Hà Lan.


Các tác giả lưu ý: Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) được biết đến như là một yếu tố nguy cơ  SSTT, và mặc dù trầm cảm và lo âu đã được chứng minh là các rối loạn tâm thần phổ biến nhất đồng hành với suy giảm nhận thức nhẹ (MCI), nhưng hầu hết các nghiên cứu đều chỉ tập trung vào trầm cảm.


Để hiểu rõ hơn về vai trò của lo âu, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các nghiên cứu vào chứng lo âu như một yếu tố nguy cơ có thể có của bệnh suy giảm nhận thức.

Trong số 20 nghiên cứu thỏa tiêu chí thu thập số liệu, thì chứng lo âu đã được ghi nhận có tần suất dự đoán trong suy giảm nhận thức ở bốn nghiên cứu, trong đó bao gồm 4155 bệnh nhân (RR=1,77; P <0,001, có ý nghĩa về mặt thống kê). Chứng SSTT đã được tìm thấy để tiên đoán tình trạng suy giảm nhận thức trong sáu nghiên cứu, trong đó bao gồm 6004 bệnh nhân (RR = 1,57; P = 0,04).


Mối liên hệ giữa lo âu và SSTT có mức độ mạnh hơn ở những bệnh nhân trong độ tuổi từ 80 tuổi trở lên (RR, 2,51; P <0,01) so với số bệnh nhân dưới 80 tuổi (RR, 1,23; P <0,33).


Trong các trường hợp bệnh nhân có suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) trên lâm sàng được tuyển chọn vào nghiên cứu tại các phòng khám trí nhớ, mối liên kết giữa lo âu và tình trạng chuyển dạng SSTT không có ý nghĩa về mặt thống kê (RR = 1,21; P = 0,20), các tác giả lưu ý có thể là do kết quả của sai số chọn mẫu.

Các nhà nghiên cứu lưu ý “các phát hiện này nhấn mạnh rằng chúng ta nên thận trọng trong việc lý giải các kết quả từ các mẫu lâm sàng, như vậy các mẫu này thường không thể đại diện cho một dân số chung”.


Về mối liên hệ giữa lo âu và khía cạnh suy giảm nhận thức riêng rẽ, kết quả nghiên cứu không đồng nhất để có thể được xử lý gộp lại. Không có mối liên quan được nhận thấy trong các khía cạnh như tốc độ xử lý thông tin, sự chú ý, ngôn ngữ, thông thạo ngôn ngữ, và chức năng thị giác không gian. “Chúng tôi chỉ tìm thấy một số kiến nghị​ ​cho rằng lo âu dự đoán tốc độ suy giảm hoạt động chức năng, nhưng điều này lại chưa thể kết luận”. 

Giả thuyết về cơ chế đằng sau sự lo âu là yếu tố gây bệnh có thể ảnh hưởng đến suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ bao gồm các bệnh lý như cường cortisole, bệnh tim mạch, phản ứng viêm cấp thấp, yếu tố phì đại tế bào thần kinh có nguồn gốc não bộ, …”Có nhiều nghiên cứu cho thấy bằng chứng về tất cả các giả thuyết khác nhau,”. 

Ví dụ, có nghiên cứu cho rằng kích thích quá mức các thụ thể glucocorticoid sản sinh cortisol ở thùy thái dương giữa có thể dẫn đến teo hồi hải mã và các phản ứng sinh lý gây lo âu, bao gồm tăng nhịp tim và huyết áp, có liên quan đến bệnh tim mạch, và có thể dẫn đến sa sút trí tuệ mạch máu kèm theo. “Tuy nhiên, SSTT là một chẩn đoán rộng trong đó sẽ bao gồm các căn nguyên khác nhau – như sa sút trí tuệ mạch máu và Alzheimer.” “Không chỉ có một giả thuyết là có thể giải thích đầy đủ các mối liên hệ giữa lo âu và hội chứng SSTT, thậm chí nó có thể có các mối liên hệ nhân quả.”

 

Theo Gs Gulpers, sự hiểu biết tường tận hơn về vai trò của lo âu, có thể có ý nghĩa lâm sàng quan trọng. “Điều trị các than phiền về lo âu là rất quan trọng và độc lập cho dù đó có phải là mối quan hệ nhân quả liên quan hay không,”


“[Nếu] lo âu là một yếu tố nguyên nhân dẫn đến suy giảm nhận thức và SSTT, thì việc điều trị liệu pháp nhận thức hành vi thường quy có thể làm chậm sự tiến triển sa sút đáng kể. Nhưng khi lo âu là tiền triệu của bệnh SSTT, thì một cách tiếp cận trị liệu tốt hơn nên được thiết lập trong cuộc sống hàng ngày”.

Am J Geriatr Psychiatry. Công bố trực tuyến ngày 04 tháng 7 năm 2016.

Bs Tô Phương Vũ, KKI Bv TT Tp HCM.

Theo: Nancy A. Melville. Anxiety Tied to Dementia. Am J Geriatr Psychiatry. Published online July 4, 2016.