KIỂM SOÁT HỘI CHỨNG SEROTONIN
Ngày 10/05/2010. Việc phòng ngừa, chẩn đoán và kiểm soát hội chứng serotonin đã được mô tả trong một bài báo cáo dành cho các bác sĩ (BS) gia đình được đăng trên tạp chí BS gia đình Hoa Kỳ ngày 1 tháng Năm.
Dược sĩ Adrienne Z.Ables và Raju Nagubilli, MD từ viện Y Học Gia Đình Spartanburg, Nam Carolina viết rằng “Hội chứng serotonin là một hội chứng tiềm ẩn đe dọa mạng sống bởi vì ngộ độc serotonin và thường là sự kết hợp thuốc gia tăng chuyển vận hệ serotonergic” Họ viết thêm rằng “Hội chứng này được miêu tả lần đầu tiên trong y văn từ năm 1960 khi nghiên cứu về trị liệu đơn độc và phối hợp thuốc chống trầm cảm. Cơ chế tiềm ẩn của hội chứng serotonin bao gồm gia tăng tổng hợp hoặc thải trừ serotonin, ức chế sự tái hấp thu hoặc chuyển hóa serotonin và kích hoạt trực tiếp thụ thể serotonin”
Triệu chứng hoạt động quá mức hệ serotoneric ở não bộ bao gồm thay đổi trạng thái tâm thần, cơ thể không yên và gia tăng hoạt động thần kinh cơ, và thường gây ra bởi nhiều thuốc tác động hệ serotonergic hoặc tác động quá mức một thuốc đơn độc làm gia tăng serotonin.
Tự ngộ độc với các thuốc hệ serotonergic đã được báo cáo, các thuốc này thâm nhập hệ men P450 2D6 và/hoặc hệ men P450 3A4 isoenzymes cũng dễ gây xuất hiện hội chứng serotonin khi được trị liệu với thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (SSRIs)
Các thuốc đặc biệt có thể liên quan đến hội chứng serotonin bao gồm amphetamines và các dẫn xuất của nó (ecstasy, dextroamphetamine, methamphetamine và sibutramine), các thuốc giảm đau (cyclobenzaprine, fentanyl, meperidine, tramadol), các thuốc chống trầm cảm/bình ổn khí sắc (buspirone, lithium), thuốc ức chế men monoamine oxidase (như phenelzine), thuốc SSRIs (như fluoxetine), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (như venlafaxine), thuốc ngăn chặn thụ thể serotonin 2A (như trazodone), thuốc chồng trầm cảm 3 vòng, thuốc chống nôn (metoclopramide, ondansetron) và thuốc chống Migraine (carbamazepine, ergot alkaloids, triptans và valproic acid)
Nhiều loại thuốc đa dạng khác có thể gây hội chứng serotonin như cocaine, dextromethorphan, linezolid, I-tryptophan và 5-hydroxytryptophan.
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG SEROTONIN
Thật quan trọng cho các BS lâm sàng có thể nhận biết dấu hiệu ngộ độc serotonin bởi vì tiên lượng quá trình bệnh dễ dàng hơn nếu biến chứng được kiểm soát hợp lý. Cụm từ “hội chứng serotonin” thường được nhắc đến khi ngộ độc nặng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán ngộ độc Serotonin của Hunter thường dùng để chẩn đoán hội chứng serotonin. Chẩn đoán đòi hỏi ít nhất một trong các dấu hiệu hoặc các nhóm dấu hiệu sau đây:
– Rung giật cơ tự ý
– Rung giật cơ với kích động hoặc toát mồ hôi
– Rung giật nhãn cầu không kiểm soát hoặc xuất tiết
– Run và tăng phản xạ
– Tăng trương lực cơ, nhiệt độ tăng trên 100.4oF (38oC) và rung giật nhãn cầu
Chẩn đoán phân biệt hội chứng serotonin với hội chứng phó giao cảm, sốt ác tính và hội chứng ác tính thuốc an thần kinh.
Hầu hết các trường hợp hội chứng serotonin ở mức độ nhẹ và BN thường thuyên giảm các dấu hiệu khó chịu và được chăm sóc tích cực. Kích động và run chi có thể được điều trị với benzodiazepine, và cyproheptadine có thể được dùng như thuốc giải độc.
Còn đối với những trường hợp hội chứng serotonin mức độ trung bình hoặc nặng, BN nên nhập viện và phải kiểm tra thần kinh cơ, thuốc giãn cơ và đặt nội khí quản có thể được chỉ định cho những BN trầm trọng.
NHỮNG KHUYẾN CÁO QUAN TRỌNG KHI THỰC HÀNH LÂM SÀNG
Những khuyến cáo chủ yếu quan trọng khi thực hành lâm sàng và mức độ chứng cớ kèm theo như sau:
– Để phòng tránh hội chứng serotonin, BS lâm sàng phải có ý thức về độc chất tiềm ẩn đối với thuốc tác động hệ serotonergic (mức độ chứng cớ, C). Tài liệu hướng dẫn và trình bày tương tác thuốc có thể giúp nâng cao ý thức.
– Hội chứng serotonin nên được nhận biết và chẩn đoán với việc sử dụng các tiêu chuẩn đã được thiết lập (mức độ chứng cớ, C). So sánh với tiêu chuẩn Sternbach, thì tiêu chuẩn chẩn đoán ngộ độc serotonin của Hunter thì nhạy cảm và đặc hiệu trong chẩn đoán hội chứng serotonin.
– Điều trị hàng đầu hội chứng serotonin là làm thải trừ các thuốc thủ phạm và chăm sóc tích cực (mức độ chứng cớ, C)
– Trong các tài liệu báo cáo, các trường hợp hội chứng serotonin từ trung bình đến nặng có thể được điều trị với cyproheptadine (mức độ chứng cớ, C)
Tác giả bài báo cáo viết rằng: “Tỷ lệ hội chứng serotonin đang tăng lên, phản ánh sự gia tăng lượng thuốc serotonin hiện có và tình trạng đẩy mạnh việc sử dụng thuốc này trong thực hành lâm sàng” Họ cũng nói thêm là “Bảng báo cáo tỷ lệ có thể phản ánh việc gia tăng nhận thức chẩn đoán hội chứng…Ngăn ngừa hội chứng này bắt đầu từ nhận thức của BS lâm sàng và BN về độc chất tiềm ẩn trong những thuốc tác động hệ serotoninergic”
Theo Laurie Barclay, MD. Tạp chí y học gia đình. 2010;81:1139 – 1142. Abstract