KHẢO SÁT VỀ TÁC DỤNG PHỤ NGOẠI THÁP DO THUỐC CHỐNG LOẠN THẦN THẾ HỆ MỚI

1495

TÓM TẮT:

Tác dụng phụ ngoại tháp là một trong những phiền toái lớn nhất khiến bệnh nhân không tuân trị. Từ những ghi nhận của y văn thế giới về tác dụng phụ ngoại tháp do các thuốc chống loạn thần không điển hình, nghiên cứu thực hiện nhằm khảo sát tác dụng phụ ngoại tháp ở bệnh nhân Việt Nam dùng thuốc chống loạn thần không điển hình.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 

Nghiên cứu 100 trường hợp bệnh (53% nam, 47% nữ) được chỉ định sử dụng thuốc chống loạn thần không điển hình, không phối hợp với bất kì thuốc chống loạn thần quy ước nào. Các trường hợp được theo dõi trong quá trình điều trị, tối thiểu 7 ngày sử dụng thuốc.

KẾT QUẢ: 

100 trường hợp bệnh có độ tuổi trung bình 34, trong đó có đến 54% là tâm thần phân liệt, 14% loạn thần cấp, 11% loạn thần do rượu, 8% rối loạn khí sắc, với thời gian bệnh trung bình là 5 năm. Tỷ lệ dùng thuốc là: 26 trường hợp Clozapine, 21 trường hợp Olanzapine, 70 trường hợp Risperidone, với 25% lần đầu tiên dùng thuốc chống loạn thần. Các tác dụng phụ ngoại tháp thường gặp là hội chứng Parkinson, loạn trương lực cơ cấp, trạng thái bồn chồn không yên. Tương ứng cho Clozapine là 7.7%, 3.8%, 3.8%; Olanzapine là 0%, 4.8%, 4.8%; Risperidone là 15.7%, 17.1%, 7.1%.

KẾT LUẬN: 

Thuốc chống loạn thần không điển hình đang thay thế dần các thuốc chống loạn thần quy ước do tác dụng phụ ngoại tháp thấp. Ngoài chỉ định trong tâm thần phân liệt, còn được chỉ định rộng rãi trong các rối loạn tâm thần khác.


ĐẶT VẤN ĐỀ:

Từ khoảng những năm 50, các thuốc chống loạn thần dần dần được phát hiện và được sử dụng trong điều trị, cũng là lúc các tác dụng phụ ngoại tháp do thuốc cũng được ghi nhận. Đến khoảng những năm 80, các thuốc chống loạn thần không điển hình được phát hiện và ứng dụng lâm sàng nhằm làm giảm các tác dụng phụ này, với mục đích làm giảm phiền toái cho bệnh nhân và nâng cao sự tuân thủ điều trị. Tuy nhiên, gần đây, các tác dụng phụ ngoại tháp cũng được ghi nhận ở các thuốc chống loạn thần không điển hình này. Do đó, nghiên cứu nhằm khảo sát các tác dụng phụ do thuốc chống loạn thần thế hệ mới (bao gồm clozapine, olanzapine, risperidone) để nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân tâm thần.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Tất cả các bệnh nhân nhập viện tại hai khoa nội trú nam nữ của cơ sở Hàm Tử, BVTT TP.HCM được điều trị bằng thuốc chống loạn thần thế hệ mới, đều được đánh giá biểu hiện ngoại tháp. Việc đánh giá biểu hiện ngoại tháp này được thực hiện liên tục trong quá trình điều trị. Các trường hợp đa trị liều với nhiều thuốc chống loạn thần (từ 2 loại thuốc trở lên) đều phải loại trừ.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ được thực hiện theo phương pháp cắt ngang mô tả trường hợp bệnh.

KẾT QUẢ:

Có 100 trường hợp được đưa vào nghiên cứu, trong đó nam chiếm 53%, nữ 47%. Độ tuổi trung bình là 34 tuổi, tối đa 64 tuổi, tối thiểu 16 tuổi. Có 34% bệnh nhân đã từng bị tác dụng phụ ngoại tháp trong tiền sử. Và có 25% số bệnh nhân lần đầu tiên điều trị.

  Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Chưa dùng 25 25.0
 < 1 năm 9 9.0
1 – < 2 năm 11 11.0
 2 – < 3 năm 4 4.0
 > 3 năm 30 30.0
 Không rõ 21 21.0
Tổng cộng 100 100.0

Bảng 7: Tiền căn ngưng thuốc

Thời gian bệnh tâm thần trung bình khoảng 5 năm. Tuy nhiên, trong số các bệnh nhân đã được điều trị, có đến 84% có tiền sử ngưng thuốc trong thời gian điều trị ngoại trú. Chẩn đoán bệnh tâm thần trong mẫu nghiên cứu với đa số vẫn là tâm thần phân liệt (54%), được trình bày theo bảng sau:

  Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Tâm thần phân liệt 54 54.0
Loạn thần cấp 14 14.0
Rối loạn tâm thần do rượu 11 11.0
Rối loạn khí sắc 10 10.0
Loạn thần không xác định 6 6.0
Rối loạn hoang tưởng 2 2.0
Rối loạn cảm xúc phân liệt 1 1.0
Loạn thần thực thể 1 1.0
Chậm phát triển tâm thần 1 1.0
Tổng cộng 100 100.0

Bảng 10: Chẩn đoán bệnh tâm thần

(Các rối loạn khí sắc trong mẫu gồm: rối loạn lưỡng cực giai đoạn hưng cảm, giai đoạn hưng cảm, giai đoạn trầm cảm, trầm cảm tái diễn).

Risperidone được sử dụng nhiều nhất, kế đến là clozapine và olanzapine

  Tỷ lệ Liều trung bình
Risperidon 70% 4.32mg/ngày
Clozapine 26% 113.9mg/ngày
Olanzapine 21% 16.1mg/ngày

Trong các bệnh chiếm đa số (tâm thần phân liệt, rối loạn khí sắc, rối loạn tâm thần do rượu), tỷ lệ thuốc được sử dụng như sau:

  Risperidone Clozapine Olanzapine
Tâm thần phân liệt 35% 7% 12%
Rối loạn khí sắc 6% 4% 0%
Rối loạn tâm thần do rượu 10% 0% 1%

Các tác dụng phụ ngoại tháp gặp trong thời gian nghiên cứu cũng tương tự các thuốc chống loạn thần qui ước, gồm: loạn trương lực cơ cấp, trạng thái bồn chồn không yên và hội chứng ngoại tháp. Tỷ lệ được xác định như sau:

  Risperidone Clozapine Olanzapine
Loạn trương lực cơ cấp 5% 1% 1%
Trạng thái bồn chồn không yên 12% 1% 1%
Hội chứng Parkinson 11% 2% 0%
Tổng cộng 17% 2% 3%

 

BÀN LUẬN:

Tổng số bệnh nhân đạt được trong nghiên cứu là 100 người. Trong đó, có 53% là bệnh nhân nam và 47% là bệnh nhân nữ. Tuy bệnh nhân nữ có tỷ lệ thấp hơn nhưng tỷ lệ sử dụng thuốc chống loạn thần trong nhóm bệnh nhân nữ cao hơn do số bệnh nhân nội trú trong khoa nam thường cao gấp 2 khoa nữ.

Về dân tộc, người Việt chiếm đa số (91%), phù hợp với tỷ lệ chung.

Tỷ lệ bệnh là 11% loạn thần do rượu; 54% tâm thần phân liệt; 14% loạn thần cấp; 10% rối loạn lưỡng cực.

Đối với loạn thần do rượu, thuốc chống loạn thần không phải là chỉ định hàng đầu. Các rối loạn hành vi như kích động đáp ứng tốt với các thuốc nhóm benzodiazepine như valium hoặc librium liều cao. Việc sử dụng các loại thuốc benzodiazepine ngoài việc làm giảm các triệu chứng kích động còn rút ngắn lại thời gian bị sảng run, trong khi điều này không được ghi nhận khi sử dụng các loại thuốc chống loạn thần. Việc sử dụng thuốc chống loạn thần còn gặp trở ngại vì làm giảm ngưỡng động kinh. Đây là một tác dụng phụ cần lưu ý vì bệnh nhân sảng run rất dễ bị các cơn co giật. Các thuốc chống loạn thần chỉ được thêm vào khi gặp một số trở ngại khi sử dụng thuốc thuộc nhóm benzodiazepine như: đã sử dụng quá cao, có dấu hiệu ngộ độc benzodiazepine.

Đối với tâm thần phân liệt, thuốc chống loạn thần là một chỉ định chính. Các thuốc chống loạn thần điển hình thường được xem như có vai trò ưu thế trên các triệu chứng dương tính, trong khi lại ít ảnh hưởng đến các triệu chứng âm tính cũng như các triệu chứng về nhận thức. Ngoài tác dụng lên các triệu chứng âm tính và triệu chứng nhận thức thì việc ít gây nên các tác dụng ngoại tháp đã làm cho các thuốc chống loạn thần không điển hình được ưu tiên sử dụng. Tỷ lệ sử dụng thuốc chống loạn thần không điển hình trong giai đoạn đầu là 13%. Thấp hơn nhiều so với ghi nhận của tác giả Chong tiến hành khảo sát đa trung tâm ở Trung Quốc và Nhật Bản trên 2399 bệnh nhân vào năm 2001. Tỷ lệ được ghi nhận là 46.7%. Dầu sao thì các tỷ lệ này cũng còn rất thấp khi so sánh với các tỷ lệ ở các nước phương Tây, cũng như ở Mỹ.

Đối với rối loạn khí sắc, các thuốc chống loạn thần được ưu tiên sử dụng trong rối loạn hưng cảm (8%) so với trầm cảm nặng (2%). Trong rối loạn lưỡng cực, thuốc chống loạn thần không điển hình dần khẳng định được vai trò của nó. Ưu điểm của thuốc chống loạn thần không điển hình là tác dụng nhanh trên cơn hưng cảm (3 – 5ngày) và có khả năng điều trị trầm cảm. Ngoài ra, việc ít gây ra rối loạn vận động muộn cũng là một ưu thế để chọn lựa thuốc. Trong cơn trầm cảm, gần như thuốc chống loạn thần không có vai trò trong đơn trị liệu. Trước đây, việc phối hợp thuốc chống loạn thần với một thuốc chống trầm cảm chỉ thực hiện ở bệnh nhân bị trầm  cảm có loạn thần, nay việc phối hợp với một liều nhỏ thuốc chống loạn thần với thuốc chống trầm cảm làm tăng khả năng đáp ứng của bệnh nhân đã được nhiều tác giả ghi nhận.

Về tiền căn đã từng bị tác dụng phụ ngoại tháp là 34%. Một trong những tiêu chuẩn của thuốc chống loạn thần không điển hình là ít gây nên hội chứng ngoại tháp, do đó, khả năng dung nạp của thuốc cao hơn. Tác dụng phụ ngoại tháp đôi khi cũng là một lý do khiến phải thay thuốc.

Về thời gian ngưng thuốc có 63% trường hợp. Khả năng dung nạp thuốc cao thường dẫn đến khả năng tuân trị cao.

Tuổi trung bình của bệnh nhân là 34 tuổi. Tuổi lớn do các thuốc chống loạn thần không điển hình thường sử dụng để cải thiện triệu chứng âm tính. Đây là các triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn mãn tính.

TÓM TẮT:

Tác dụng phụ ngoại tháp là một trong những phiền toái lớn nhất khiến bệnh nhân không tuân trị. Từ những ghi nhận của y văn thế giới về tác dụng phụ ngoại tháp do các thuốc chống loạn thần không điển hình, nghiên cứu thực hiện nhằm khảo sát tác dụng phụ ngoại tháp ở bệnh nhân Việt Nam dùng thuốc chống loạn thần không điển hình.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 

Nghiên cứu 100 trường hợp bệnh (53% nam, 47% nữ) được chỉ định sử dụng thuốc chống loạn thần không điển hình, không phối hợp với bất kì thuốc chống loạn thần quy ước nào. Các trường hợp được theo dõi trong quá trình điều trị, tối thiểu 7 ngày sử dụng thuốc.

KẾT QUẢ: 

100 trường hợp bệnh có độ tuổi trung bình 34, trong đó có đến 54% là tâm thần phân liệt, 14% loạn thần cấp, 11% loạn thần do rượu, 8% rối loạn khí sắc, với thời gian bệnh trung bình là 5 năm. Tỷ lệ dùng thuốc là: 26 trường hợp Clozapine, 21 trường hợp Olanzapine, 70 trường hợp Risperidone, với 25% lần đầu tiên dùng thuốc chống loạn thần. Các tác dụng phụ ngoại tháp thường gặp là hội chứng Parkinson, loạn trương lực cơ cấp, trạng thái bồn chồn không yên. Tương ứng cho Clozapine là 7.7%, 3.8%, 3.8%; Olanzapine là 0%, 4.8%, 4.8%; Risperidone là 15.7%, 17.1%, 7.1%.

KẾT LUẬN: 

Thuốc chống loạn thần không điển hình đang thay thế dần các thuốc chống loạn thần quy ước do tác dụng phụ ngoại tháp thấp. Ngoài chỉ định trong tâm thần phân liệt, còn được chỉ định rộng rãi trong các rối loạn tâm thần khác.


ĐẶT VẤN ĐỀ:

Từ khoảng những năm 50, các thuốc chống loạn thần dần dần được phát hiện và được sử dụng trong điều trị, cũng là lúc các tác dụng phụ ngoại tháp do thuốc cũng được ghi nhận. Đến khoảng những năm 80, các thuốc chống loạn thần không điển hình được phát hiện và ứng dụng lâm sàng nhằm làm giảm các tác dụng phụ này, với mục đích làm giảm phiền toái cho bệnh nhân và nâng cao sự tuân thủ điều trị. Tuy nhiên, gần đây, các tác dụng phụ ngoại tháp cũng được ghi nhận ở các thuốc chống loạn thần không điển hình này. Do đó, nghiên cứu nhằm khảo sát các tác dụng phụ do thuốc chống loạn thần thế hệ mới (bao gồm clozapine, olanzapine, risperidone) để nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân tâm thần.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Tất cả các bệnh nhân nhập viện tại hai khoa nội trú nam nữ của cơ sở Hàm Tử, BVTT TP.HCM được điều trị bằng thuốc chống loạn thần thế hệ mới, đều được đánh giá biểu hiện ngoại tháp. Việc đánh giá biểu hiện ngoại tháp này được thực hiện liên tục trong quá trình điều trị. Các trường hợp đa trị liều với nhiều thuốc chống loạn thần (từ 2 loại thuốc trở lên) đều phải loại trừ.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ được thực hiện theo phương pháp cắt ngang mô tả trường hợp bệnh.

KẾT QUẢ:

Có 100 trường hợp được đưa vào nghiên cứu, trong đó nam chiếm 53%, nữ 47%. Độ tuổi trung bình là 34 tuổi, tối đa 64 tuổi, tối thiểu 16 tuổi. Có 34% bệnh nhân đã từng bị tác dụng phụ ngoại tháp trong tiền sử. Và có 25% số bệnh nhân lần đầu tiên điều trị.

  Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Chưa dùng 25 25.0
 < 1 năm 9 9.0
1 – < 2 năm 11 11.0
 2 – < 3 năm 4 4.0
 > 3 năm 30 30.0
 Không rõ 21 21.0
Tổng cộng 100 100.0

Bảng 7: Tiền căn ngưng thuốc

Thời gian bệnh tâm thần trung bình khoảng 5 năm. Tuy nhiên, trong số các bệnh nhân đã được điều trị, có đến 84% có tiền sử ngưng thuốc trong thời gian điều trị ngoại trú. Chẩn đoán bệnh tâm thần trong mẫu nghiên cứu với đa số vẫn là tâm thần phân liệt (54%), được trình bày theo bảng sau:

  Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Tâm thần phân liệt 54 54.0
Loạn thần cấp 14 14.0
Rối loạn tâm thần do rượu 11 11.0
Rối loạn khí sắc 10 10.0
Loạn thần không xác định 6 6.0
Rối loạn hoang tưởng 2 2.0
Rối loạn cảm xúc phân liệt 1 1.0
Loạn thần thực thể 1 1.0
Chậm phát triển tâm thần 1 1.0
Tổng cộng 100 100.0

Bảng 10: Chẩn đoán bệnh tâm thần

(Các rối loạn khí sắc trong mẫu gồm: rối loạn lưỡng cực giai đoạn hưng cảm, giai đoạn hưng cảm, giai đoạn trầm cảm, trầm cảm tái diễn).

Risperidone được sử dụng nhiều nhất, kế đến là clozapine và olanzapine

  Tỷ lệ Liều trung bình
Risperidon 70% 4.32mg/ngày
Clozapine 26% 113.9mg/ngày
Olanzapine 21% 16.1mg/ngày

Trong các bệnh chiếm đa số (tâm thần phân liệt, rối loạn khí sắc, rối loạn tâm thần do rượu), tỷ lệ thuốc được sử dụng như sau:

  Risperidone Clozapine Olanzapine
Tâm thần phân liệt 35% 7% 12%
Rối loạn khí sắc 6% 4% 0%
Rối loạn tâm thần do rượu 10% 0% 1%

Các tác dụng phụ ngoại tháp gặp trong thời gian nghiên cứu cũng tương tự các thuốc chống loạn thần qui ước, gồm: loạn trương lực cơ cấp, trạng thái bồn chồn không yên và hội chứng ngoại tháp. Tỷ lệ được xác định như sau:

  Risperidone Clozapine Olanzapine
Loạn trương lực cơ cấp 5% 1% 1%
Trạng thái bồn chồn không yên 12% 1% 1%
Hội chứng Parkinson 11% 2% 0%
Tổng cộng 17% 2% 3%

 

BÀN LUẬN:

Tổng số bệnh nhân đạt được trong nghiên cứu là 100 người. Trong đó, có 53% là bệnh nhân nam và 47% là bệnh nhân nữ. Tuy bệnh nhân nữ có tỷ lệ thấp hơn nhưng tỷ lệ sử dụng thuốc chống loạn thần trong nhóm bệnh nhân nữ cao hơn do số bệnh nhân nội trú trong khoa nam thường cao gấp 2 khoa nữ.

Về dân tộc, người Việt chiếm đa số (91%), phù hợp với tỷ lệ chung.

Tỷ lệ bệnh là 11% loạn thần do rượu; 54% tâm thần phân liệt; 14% loạn thần cấp; 10% rối loạn lưỡng cực.
Đối với loạn thần do rượu, thuốc chống loạn thần không phải là chỉ định hàng đầu. Các rối loạn hành vi như kích động đáp ứng tốt với các thuốc nhóm benzodiazepine như valium hoặc librium liều cao. Việc sử dụng các loại thuốc benzodiazepine ngoài việc làm giảm các triệu chứng kích động còn rút ngắn lại thời gian bị sảng run, trong khi điều này không được ghi nhận khi sử dụng các loại thuốc chống loạn thần. Việc sử dụng thuốc chống loạn thần còn gặp trở ngại vì làm giảm ngưỡng động kinh. Đây là một tác dụng phụ cần lưu ý vì bệnh nhân sảng run rất dễ bị các cơn co giật. Các thuốc chống loạn thần chỉ được thêm vào khi gặp một số trở ngại khi sử dụng thuốc thuộc nhóm benzodiazepine như: đã sử dụng quá cao, có dấu hiệu ngộ độc benzodiazepine.

Đối với tâm thần phân liệt, thuốc chống loạn thần là một chỉ định chính. Các thuốc chống loạn thần điển hình thường được xem như có vai trò ưu thế trên các triệu chứng dương tính, trong khi lại ít ảnh hưởng đến các triệu chứng âm tính cũng như các triệu chứng về nhận thức. Ngoài tác dụng lên các triệu chứng âm tính và triệu chứng nhận thức thì việc ít gây nên các tác dụng ngoại tháp đã làm cho các thuốc chống loạn thần không điển hình được ưu tiên sử dụng. Tỷ lệ sử dụng thuốc chống loạn thần không điển hình trong giai đoạn đầu là 13%. Thấp hơn nhiều so với ghi nhận của tác giả Chong tiến hành khảo sát đa trung tâm ở Trung Quốc và Nhật Bản trên 2399 bệnh nhân vào năm 2001. Tỷ lệ được ghi nhận là 46.7%. Dầu sao thì các tỷ lệ này cũng còn rất thấp khi so sánh với các tỷ lệ ở các nước phương Tây, cũng như ở Mỹ.

Đối với rối loạn khí sắc, các thuốc chống loạn thần được ưu tiên sử dụng trong rối loạn hưng cảm (8%) so với trầm cảm nặng (2%). Trong rối loạn lưỡng cực, thuốc chống loạn thần không điển hình dần khẳng định được vai trò của nó. Ưu điểm của thuốc chống loạn thần không điển hình là tác dụng nhanh trên cơn hưng cảm (3 – 5ngày) và có khả năng điều trị trầm cảm. Ngoài ra, việc ít gây ra rối loạn vận động muộn cũng là một ưu thế để chọn lựa thuốc. Trong cơn trầm cảm, gần như thuốc chống loạn thần không có vai trò trong đơn trị liệu. Trước đây, việc phối hợp thuốc chống loạn thần với một thuốc chống trầm cảm chỉ thực hiện ở bệnh nhân bị trầm  cảm có loạn thần, nay việc phối hợp với một liều nhỏ thuốc chống loạn thần với thuốc chống trầm cảm làm tăng khả năng đáp ứng của bệnh nhân đã được nhiều tác giả ghi nhận.

Về tiền căn đã từng bị tác dụng phụ ngoại tháp là 34%. Một trong những tiêu chuẩn của thuốc chống loạn thần không điển hình là ít gây nên hội chứng ngoại tháp, do đó, khả năng dung nạp của thuốc cao hơn. Tác dụng phụ ngoại tháp đôi khi cũng là một lý do khiến phải thay thuốc.

Về thời gian ngưng thuốc có 63% trường hợp. Khả năng dung nạp thuốc cao thường dẫn đến khả năng tuân trị cao.

Tuổi trung bình của bệnh nhân là 34 tuổi. Tuổi lớn do các thuốc chống loạn thần không điển hình thường sử dụng để cải thiện triệu chứng âm tính. Đây là các triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn mãn tính.

TÓM TẮT:

Tác dụng phụ ngoại tháp là một trong những phiền toái lớn nhất khiến bệnh nhân không tuân trị. Từ những ghi nhận của y văn thế giới về tác dụng phụ ngoại tháp do các thuốc chống loạn thần không điển hình, nghiên cứu thực hiện nhằm khảo sát tác dụng phụ ngoại tháp ở bệnh nhân Việt Nam dùng thuốc chống loạn thần không điển hình.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 

Nghiên cứu 100 trường hợp bệnh (53% nam, 47% nữ) được chỉ định sử dụng thuốc chống loạn thần không điển hình, không phối hợp với bất kì thuốc chống loạn thần quy ước nào. Các trường hợp được theo dõi trong quá trình điều trị, tối thiểu 7 ngày sử dụng thuốc.

KẾT QUẢ: 

100 trường hợp bệnh có độ tuổi trung bình 34, trong đó có đến 54% là tâm thần phân liệt, 14% loạn thần cấp, 11% loạn thần do rượu, 8% rối loạn khí sắc, với thời gian bệnh trung bình là 5 năm. Tỷ lệ dùng thuốc là: 26 trường hợp Clozapine, 21 trường hợp Olanzapine, 70 trường hợp Risperidone, với 25% lần đầu tiên dùng thuốc chống loạn thần. Các tác dụng phụ ngoại tháp thường gặp là hội chứng Parkinson, loạn trương lực cơ cấp, trạng thái bồn chồn không yên. Tương ứng cho Clozapine là 7.7%, 3.8%, 3.8%; Olanzapine là 0%, 4.8%, 4.8%; Risperidone là 15.7%, 17.1%, 7.1%.

KẾT LUẬN: 

Thuốc chống loạn thần không điển hình đang thay thế dần các thuốc chống loạn thần quy ước do tác dụng phụ ngoại tháp thấp. Ngoài chỉ định trong tâm thần phân liệt, còn được chỉ định rộng rãi trong các rối loạn tâm thần khác.


ĐẶT VẤN ĐỀ:

Từ khoảng những năm 50, các thuốc chống loạn thần dần dần được phát hiện và được sử dụng trong điều trị, cũng là lúc các tác dụng phụ ngoại tháp do thuốc cũng được ghi nhận. Đến khoảng những năm 80, các thuốc chống loạn thần không điển hình được phát hiện và ứng dụng lâm sàng nhằm làm giảm các tác dụng phụ này, với mục đích làm giảm phiền toái cho bệnh nhân và nâng cao sự tuân thủ điều trị. Tuy nhiên, gần đây, các tác dụng phụ ngoại tháp cũng được ghi nhận ở các thuốc chống loạn thần không điển hình này. Do đó, nghiên cứu nhằm khảo sát các tác dụng phụ do thuốc chống loạn thần thế hệ mới (bao gồm clozapine, olanzapine, risperidone) để nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân tâm thần.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Tất cả các bệnh nhân nhập viện tại hai khoa nội trú nam nữ của cơ sở Hàm Tử, BVTT TP.HCM được điều trị bằng thuốc chống loạn thần thế hệ mới, đều được đánh giá biểu hiện ngoại tháp. Việc đánh giá biểu hiện ngoại tháp này được thực hiện liên tục trong quá trình điều trị. Các trường hợp đa trị liều với nhiều thuốc chống loạn thần (từ 2 loại thuốc trở lên) đều phải loại trừ.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ được thực hiện theo phương pháp cắt ngang mô tả trường hợp bệnh.

KẾT QUẢ:

Có 100 trường hợp được đưa vào nghiên cứu, trong đó nam chiếm 53%, nữ 47%. Độ tuổi trung bình là 34 tuổi, tối đa 64 tuổi, tối thiểu 16 tuổi. Có 34% bệnh nhân đã từng bị tác dụng phụ ngoại tháp trong tiền sử. Và có 25% số bệnh nhân lần đầu tiên điều trị.

  Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Chưa dùng 25 25.0
 < 1 năm 9 9.0
1 – < 2 năm 11 11.0
 2 – < 3 năm 4 4.0
 > 3 năm 30 30.0
 Không rõ 21 21.0
Tổng cộng 100 100.0

Bảng 7: Tiền căn ngưng thuốc

Thời gian bệnh tâm thần trung bình khoảng 5 năm. Tuy nhiên, trong số các bệnh nhân đã được điều trị, có đến 84% có tiền sử ngưng thuốc trong thời gian điều trị ngoại trú. Chẩn đoán bệnh tâm thần trong mẫu nghiên cứu với đa số vẫn là tâm thần phân liệt (54%), được trình bày theo bảng sau:

  Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Tâm thần phân liệt 54 54.0
Loạn thần cấp 14 14.0
Rối loạn tâm thần do rượu 11 11.0
Rối loạn khí sắc 10 10.0
Loạn thần không xác định 6 6.0
Rối loạn hoang tưởng 2 2.0
Rối loạn cảm xúc phân liệt 1 1.0
Loạn thần thực thể 1 1.0
Chậm phát triển tâm thần 1 1.0
Tổng cộng 100 100.0

Bảng 10: Chẩn đoán bệnh tâm thần

(Các rối loạn khí sắc trong mẫu gồm: rối loạn lưỡng cực giai đoạn hưng cảm, giai đoạn hưng cảm, giai đoạn trầm cảm, trầm cảm tái diễn).

Risperidone được sử dụng nhiều nhất, kế đến là clozapine và olanzapine

  Tỷ lệ Liều trung bình
Risperidon 70% 4.32mg/ngày
Clozapine 26% 113.9mg/ngày
Olanzapine 21% 16.1mg/ngày

Trong các bệnh chiếm đa số (tâm thần phân liệt, rối loạn khí sắc, rối loạn tâm thần do rượu), tỷ lệ thuốc được sử dụng như sau:

  Risperidone Clozapine Olanzapine
Tâm thần phân liệt 35% 7% 12%
Rối loạn khí sắc 6% 4% 0%
Rối loạn tâm thần do rượu 10% 0% 1%

Các tác dụng phụ ngoại tháp gặp trong thời gian nghiên cứu cũng tương tự các thuốc chống loạn thần qui ước, gồm: loạn trương lực cơ cấp, trạng thái bồn chồn không yên và hội chứng ngoại tháp. Tỷ lệ được xác định như sau:

  Risperidone Clozapine Olanzapine
Loạn trương lực cơ cấp 5% 1% 1%
Trạng thái bồn chồn không yên 12% 1% 1%
Hội chứng Parkinson 11% 2% 0%
Tổng cộng 17% 2% 3%

 

BÀN LUẬN:

Tổng số bệnh nhân đạt được trong nghiên cứu là 100 người. Trong đó, có 53% là bệnh nhân nam và 47% là bệnh nhân nữ. Tuy bệnh nhân nữ có tỷ lệ thấp hơn nhưng tỷ lệ sử dụng thuốc chống loạn thần trong nhóm bệnh nhân nữ cao hơn do số bệnh nhân nội trú trong khoa nam thường cao gấp 2 khoa nữ.

Về dân tộc, người Việt chiếm đa số (91%), phù hợp với tỷ lệ chung.

Tỷ lệ bệnh là 11% loạn thần do rượu; 54% tâm thần phân liệt; 14% loạn thần cấp; 10% rối loạn lưỡng cực.
Đối với loạn thần do rượu, thuốc chống loạn thần không phải là chỉ định hàng đầu. Các rối loạn hành vi như kích động đáp ứng tốt với các thuốc nhóm benzodiazepine như valium hoặc librium liều cao. Việc sử dụng các loại thuốc benzodiazepine ngoài việc làm giảm các triệu chứng kích động còn rút ngắn lại thời gian bị sảng run, trong khi điều này không được ghi nhận khi sử dụng các loại thuốc chống loạn thần. Việc sử dụng thuốc chống loạn thần còn gặp trở ngại vì làm giảm ngưỡng động kinh. Đây là một tác dụng phụ cần lưu ý vì bệnh nhân sảng run rất dễ bị các cơn co giật. Các thuốc chống loạn thần chỉ được thêm vào khi gặp một số trở ngại khi sử dụng thuốc thuộc nhóm benzodiazepine như: đã sử dụng quá cao, có dấu hiệu ngộ độc benzodiazepine.

Đối với tâm thần phân liệt, thuốc chống loạn thần là một chỉ định chính. Các thuốc chống loạn thần điển hình thường được xem như có vai trò ưu thế trên các triệu chứng dương tính, trong khi lại ít ảnh hưởng đến các triệu chứng âm tính cũng như các triệu chứng về nhận thức. Ngoài tác dụng lên các triệu chứng âm tính và triệu chứng nhận thức thì việc ít gây nên các tác dụng ngoại tháp đã làm cho các thuốc chống loạn thần không điển hình được ưu tiên sử dụng. Tỷ lệ sử dụng thuốc chống loạn thần không điển hình trong giai đoạn đầu là 13%. Thấp hơn nhiều so với ghi nhận của tác giả Chong tiến hành khảo sát đa trung tâm ở Trung Quốc và Nhật Bản trên 2399 bệnh nhân vào năm 2001. Tỷ lệ được ghi nhận là 46.7%. Dầu sao thì các tỷ lệ này cũng còn rất thấp khi so sánh với các tỷ lệ ở các nước phương Tây, cũng như ở Mỹ.

Đối với rối loạn khí sắc, các thuốc chống loạn thần được ưu tiên sử dụng trong rối loạn hưng cảm (8%) so với trầm cảm nặng (2%). Trong rối loạn lưỡng cực, thuốc chống loạn thần không điển hình dần khẳng định được vai trò của nó. Ưu điểm của thuốc chống loạn thần không điển hình là tác dụng nhanh trên cơn hưng cảm (3 – 5ngày) và có khả năng điều trị trầm cảm. Ngoài ra, việc ít gây ra rối loạn vận động muộn cũng là một ưu thế để chọn lựa thuốc. Trong cơn trầm cảm, gần như thuốc chống loạn thần không có vai trò trong đơn trị liệu. Trước đây, việc phối hợp thuốc chống loạn thần với một thuốc chống trầm cảm chỉ thực hiện ở bệnh nhân bị trầm  cảm có loạn thần, nay việc phối hợp với một liều nhỏ thuốc chống loạn thần với thuốc chống trầm cảm làm tăng khả năng đáp ứng của bệnh nhân đã được nhiều tác giả ghi nhận.

Về tiền căn đã từng bị tác dụng phụ ngoại tháp là 34%. Một trong những tiêu chuẩn của thuốc chống loạn thần không điển hình là ít gây nên hội chứng ngoại tháp, do đó, khả năng dung nạp của thuốc cao hơn. Tác dụng phụ ngoại tháp đôi khi cũng là một lý do khiến phải thay thuốc.

Về thời gian ngưng thuốc có 63% trường hợp. Khả năng dung nạp thuốc cao thường dẫn đến khả năng tuân trị cao.

Tuổi trung bình của bệnh nhân là 34 tuổi. Tuổi lớn do các thuốc chống loạn thần không điển hình thường sử dụng để cải thiện triệu chứng âm tính. Đây là các triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn mãn tính.