KHẢO SÁT RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG MUỘN Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT (TTPL) MÃN TÍNH

282

MỤC ĐÍCH:

Rối loạn vận động muộn là 1 tác dụng phụ nặng khi sử dụng thuốc chống loạn thần lâu dài trong việc điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt, mỗi khi xảy ra rất khó điều trị và đồng thời gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Tại cơ sở LMX chưa có một cuộc khảo sát nào về vấn đề này nên chúng tôi bước đầu theo dõi và nhận xét về rối loạn này.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu mô tả tiền cứu thực hiện trên 380 bệnh nhân tâm thần phân liệt được điều trị tại cơ sở Lê Minh Xuân trong năm 2000.

Kết quả:

Có 17 bệnh nhân (chiếm 4,5%) bị rối loạn vận động muộn. Ngoài ra, có sự liên hệ tương đối rõ giữa thời gian sử dụng Chlorpromazine với tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn vận động muộn: 106 bệnh nhân sử dụng thuốc từ 5-10 năm có 5 trường hợp (4,7%) bị rối loạn vận động muộn so với 11 trường hợp (6,9%) ở 159 bệnh nhân sử dụng thuốc trên 10 năm. Các triệu chứng rối loạn vận động muộn thường gặp là: múa giật, múa vờn, xoắn vặn người, lắc đầu, vẹo cổ, cử động các ngón tay, vẻ mặt nhăn nhó, nhai kẹo cao su, di chuyển hàm, thè lưỡi, dậm chân …

KẾT LUẬN:

Tỷ lệ biến chứng rối loạn vận động muộn ở bệnh nhân tâm thần phân liệt sau một thời gian sử dụng thuốc chống loạn thần (Chlorpromazine) gia tăng theo thời gian và liều lượng thuốc được sử dụng. Khi có các triệu chứng xuất hiện thì việc điều trị hết sức khó khăn và cho đến nay chưa có liệu pháp nào điều trị hữu hiệu.

Đặng Văn Bình và cộng sự.