KỂ CHUYỆN: NGHỆ THUẬT TRÍ NHỚ TRONG THỜI KỲ CỔ XƯA

425

Người ta đã tìm được một bia đá (niên đại khoảng 264 năm trước công nguyên) có khắc chữ ghi chép như sau : “Từ lúc Simonide de Céos, con của  Léopredès, phát minh ra hệ thống “giúp trí nhớ”…”

Câu chuyện kể lại là khi Simonide bước ra khỏi phòng tiệc, thì căn nhà bị sụp đỗ và tất cả những người dự tiệc đều chết tại chỗ, xác bị bầm dập không thể nhận ra được. Lúc đó Simonide nhớ lại vị trí của mỗi người khách và nhờ vậy trả lại đúng xác cho người thân.

Đó là phương pháp vị trí (méthodes des loci), kỹ thuật đầu tiên để giúp trí nhớ. Phương pháp này nhằm biến những việc phải nhớ thành những hình ảnh và sắp xếp nó theo con đường đã biết sẳn và được ghi nhận trong ý thức. Mỗi vật sẽ tạo ra một hình ảnh trong đầu và được đặt để trên một con đường đã quen thuuộc, như những lối đi, phòng ốc trong nhà.

Đến thế kỷ thứ 17 và 18, những nhà nghiên cứu đưa ra những lý thuyết kinh nghiệm chủ nghĩa : những vật thể trong kinh nghiệm sống của chúng ta là có thật. Chúng dựa trên nền tảng là những hình ảnh (méthode des images).

Quintilien (thế kỷ thứ 1) nhận mạnh đến sự phân tích logic và tập dượt. Vấn đề chính là chia cắt (vừa phải và cũng không nên quá nhỏ) và sắp xếp hài hòa các từ. Những lời khuyên của Quintilien chứng tỏ một sự hiểu biết kinh nghiệm và sâu sắc những khái niệm rất quan trọng như : sự lặp đi lặp lại, khả năng có hạn của trí nhớ gần (cho nên phải chia cắt để dễ nhớ) và những nhóm ngữ nghĩa khác nhau.

Saint Augustin (thế kỷ thứ 5) cho rằng ý nghĩa không gắn liền với hình thức của một ngôn ngữ (mã từ theo thuật ngữ hiện tại). Ý nghĩa chỉ là yếu tố tạo thành trí nhớ ngữ nghĩa.

BS. LÂM XUÂN ĐIỀN, nguyên gíam Đốc BVTT TP.HCM