HỘI CHỨNG NGHIỆN RƯỢU Ở THAI NHI

388

Nguồn: Syndrome d’alcoolisme foetal. In: “La Prévention Primaire des Troubles Mentaux Neurologiques et Psychosociaux”, Organisation mondiale de la santé, Genève, p29-45

Từ thời tiền sử, người ta đã biết quan tâm đến những ảnh hưởng của rượu trong thai kì. Tại Sparte và Carthage có luật lệ nghiêm cấm những cặp vợ chồng uống rượu trong đêm tân hôn nhằm bảo vệ con cái của họ có thể được thụ thai vào tối hôm đó.

Một trong những nghiên cứu khoa học đầu tiên về vấn đề này được thực hiện bởi tác giả Sullivan vào năm 1899 trong một trại tù dành cho những phụ nữ ở Liverpool, tác giả cho thấy “tỷ lệ tử vong của nhóm trẻ được sinh ra từ những phụ nữ nghiện rượu cao gấp 2,5 lần so với nhóm trẻ có mẹ không uống rượu” (14). Từ đó, nhiều thầy thuốc bắt đầu rất quan tâm đến những tác hại của rượu được sử dụng trong thai kì và vấn đề này được đặc biệt chú ý trở lại vào những thập niên 50. Tuy nhiên, vào những năm 1968 và 1973, tuần tự, Levine và cộng sự, rồi Jones Smith, đã mô tả chi tiết, theo cách thức hoàn toàn độc lập lẫn nhau, một hội chứng do sử dụng rượu quá độ trong thai kì, đặc biệt vào tam cá nguyệt thứ 1 , được gọi là “hội chứng nghiện rượu ở thai nhi” (SAF) (15, 16) – hội chứng này phản ánh một bệnh cảnh chậm phát triển tâm thần, gồm nhiều rối loạn trung ương, chậm lớn và nhiều bất thường sọ – mặt và tim mạch.

Năm 1980, một nhóm nghiên cứu xã hội về nghiện rượu tại Hoa Kỳ đã đề ra những tiêu chuẩn rõ ràng để chẩn đoán SAF – theo đó, chẩn đoán chỉ được đặt ra nếu nữ bệnh nhân hội đủ những dấu hiệu nổi bật trong 3 nhóm dưới đây:

1. Chậm lớn trước hoặc sau sanh (cân nặng, tầm vóc hoặc chu vi hộp sọ dưới 10% tương ứng tuổi thai kỳ)

2. Tổn thương hệ thống thần kinh trung ương (những dấu hiệu bất thường về thần kinh, chậm phát triển hoặc thiếu sót về trí tuệ)

3. Biến dạng mặt, đặc biệt bao gồm ít nhất 1 trong2 dấu hiệu sau:

(a)   Đầu nhỏ (chu vi hộp sọ dưới 30%)
(b)   Tiểu nhãn cầu hoặc khe mi mắt ngắn.
(c)    Khe vòm (philtrum) kém phát triển, môi trên mỏng manh hoặc xẹp vùng trán.

Sự chậm lớn trước và sau sinh được biểu hiện bằng cân nặng, tầm vóc hoặc chu vi hộp sọ quá nhỏ hợp thành dấu hiệu thông thường nhất của SAF. Dù rằng người ta đã nhận thấy, trong nhiều nghiên cứu, sự liên kết giữa sự sinh thiếu tháng và bà mẹ tương lai bị nghiện rượu – sự sinh non này không phải là nguyên nhân duy nhất của chậm lớn. Trong thực tế, trước khi sinh, thai nhi bị hội chứng này nhỏ bé đáng kể so với tuổi thai kỳ. Sự chậm lớn vẫn dai dẳng kể cả sau khi sinh dù trẻ được dinh dưỡng tốt trong một môi trường ổn định. Gần đây, có nhiều kĩ thuật định lượng về hình thể học bằng vi tính đã áp dụng một cách chính xác những tiêu chuẩn chẩn đoán SAF. Trẻ bị bệnh thường có cân nặng thấp khi sinh, đây là một yếu tố nguy cơ quan trọng về tử vong trong nhi khoa. Trẻ bị nguy cơ tử vong trung bình 40 lần lớn hơn tron tháng đầu tiên sau sinh so với trẻ có cân nặng bình thường. Ngoài ra, người ta ước tính sản phụ sử dụng 30g ethanol/ngày, nghĩa là tương đương 2 ly (kể từ đây, từ “ly” chỉ định đại khái 1 ly rượu hoặc 1 chai rượu, hoặc 1 lon bia là sự đo lườnng của rượu mạnh) có nguy cơ cao bị sẩy thai.

Mặc dù, SAF rất dễ nhận biết dựa trên những luận cứ về lâm sàng nhưng chẩn đoán không dựa vào một đặc điểm, kể cả một xét nghiệm phi lâm sàng đơn thuần, nhất là càng không chấp nhận đối với trẻ  mới sinh ra. Sự thiếu sót về thần kinh, đặc biệt chậm phát triển tâm thần có thể không phát hiện khi chưa trắc nghiệm được khả năng nhận thức của trẻ và sự chậm phát triển chỉ bắt đầu thấy rõ lúc 1 hoặc 2 tuổi. Chậm phát triển tâm thần, khó tập trung, chậm phát triển vận động, tăng hoạt động và những rối loạn giấc ngủ là những hiện tượng thường gặp ở trẻ nhũ nhi bị SAF. Trong một nghiên cứu, người ta nhận thấy những trẻ có mẹ sử dụng ít nhất 2 ly/ngày trong thai kỳ có IQ trung bình dưới 7 điểm lúc 7 tuổi. Độ trầm trọng rối loạn tâm thần trẻ em có liên quan đến sự biến dạng của mặt, đưa đến dự hậu xấu: thường không có cải thiện tính theo thời gian nếu sự biến dạng trên khá nặng, trong khi, nếu nhẹ, thì sự can thiệp trị liệu tỏ ra hiệu quả hơn. Tính chất và độ trầm trọng của những bất thường có liên quan đến tỷ lệ rượu trong máu và với tuổi của thai kỳ.

Trẻ mắc phải SAF thường có thêm những dị dạng khác, ít đặc hiệu hơn ở mắt, tai, mũi và ciổ họng, hệ tim mạch, hệ niệu sinh dục và hệ vận động.

Người ta còn nhận thấy vài dấu hiệu liên kết với SAF dù chúng không thỏa một trong 3 nhóm bắt buộc đã kê khai ở trên để có thể chẩn đoán: SAF: đây là “những tác hại khả dĩ trên thai nhi do mẹ nghiện rượu” (EAF) – sự bất thường thông thường nhất là chậm lớn, nhưng người ta còn nhận thấy: những khó khăn học tập, những vấn đề về hành vi và hàng loạt những vấn đề khác – nguy cơ cho ra đời một trẻ bị EAF được ước tính 10% đối với sản phụ sử dụng từ 2 đến 4 ly/ngày và 19% đối với những sản phụ sử dụng trung bình hơn 4 ly. Trong một nghiên cứu, nhữngtrẻ 4 tuổi bị EAF khi chào đời có IQ nhỏ hơn ít nhất 6 điểm (nghĩa là 2/3 chênh lệch đặc hiệu) so với những trẻ trong mẫu, tương ứng với những yếu tố nguy cơ khác (17). Tuy nhiên, có thể những yếu tố nguy cơ như: nghiện thuốc lá, thiếu ăn, sử dụng thuốc và những yếu tố di truyền là những nguyên nhân của hội chứng – còn khó xác định xuất độ của EAF (hoặc những bất thường bẩm sinh có liên quan đến rượu) vì còn nhiều phản ứng phụ dương tính xãy ra ở trẻ nhũ nhi thường không thể qui trách trực tiếp vào sự kiện do rượu tác hại – EAF hình như xãy ra thường xuyên hơn SAF, vào khoảng 3 lần nhiều hơn trong toàn dân số và gần 4 lần nhiều hơn đối với những người nghiện rượu quá độ (17).

Sự quan trọng của vấn đề

Theo số liệu ước tính ban đầu, xuất độ SAF từ 1- 3/1000 trẻ chào đời còn sống – dựa theo 20 nghiên cứu Bắc Mỹ, Uc và Châu Au, trên tổng số 88.000 trẻ chào đời, Abel và Sokol (17) đã nhận thấy tỷ lệ 1,9 trường hợp SAF/1000 trẻ chào đời còn sống với số liệu khá cao tại Hoa Kỳ (2,2/1000), Au châu (1,2/1000) và cũng khá cao trong những hồi cứu (2,9/1000) và tiền cứ (1,1/1000). Theo những số liệu này, SAF  là một trong những nguyên nhân rất thường gây ra chậm phát triển tâm thần, đứng trước tam nhiễm thể 21 và xương sống chẻ đôi – tử suất của hội chứng này hình như không đối xứng trong một nhóm dân số: tại Hoa Kỳ, tỷ lệ SAF ở những người da đỏ và da đen tuần tự là 33 và 7 lần cao hơn dân số da trắng. Tương tự, SAF rất thường gặp ở những sản phụ thuộc diện nghèo đói. Tại Hoa Kỳ, Bộ Y Tế và chính sách xã hội cung cấp những dữ liệu chính xác về xuất độ của hội chứng, ước chừng 1800 – 2400 trẻ chào đời bị SAF /năm, chưa kể 36.000 thai nhi bị SAF.

SAF là hậu quả của hành vi lạm dụng rượu của sản phụ. Điều lý thú là biết rõ xuất độ toàn bộ của những sản phụ nghiện rượu này. Ở Hoa Kỳ, trung bình là 3,2% (17). Những sản phụ uống rượu quá độ thường nằm trong hạn tuổi 18 – 24. Đối với những phụ nữ có thai uống rượu quá độ, xuất độ SAF gia tăng theo những tỷ lệ ngoạn mục, đạt đến 21 – 83 trường hợp/1000 trẻ chào đời còn sống. Tại Anh, hai đợt kiểm tra cấp quốc gia cho thấy: trong nhóm những phụ nữ ở tuổi sinh nở, có 8% phụ nữ sử dụng từ 4 – 6 ly/tuần và 3% sử dụng từ 7 – 13 ly/tuần (18). Họ có nguy cơ cho ra đời những trẻ bị SAF.

Theo một số tác giả, có khoảng chừng 1/3 con cái được sinh ra từ 1 bà mẹ nghiện rượu có biểu hiện SAF có thể được chẩn đoán và tác hại của rượu trên thai nhi cao hơn  2 lần bình thường.

Những yếu tố nguy cơ.

Ta có thể khai thác những thông tin dự báo quí giá về lạm dụng rượu trong tiền sử của các đối tượng, nhất là những phụ nữ đang có thai, có nguy cơ sa đà vào nghiện ngập. Những yếu tố nguy cơ thường gặp nhất được kê khai dưới đây:

¨       Tiền sử gia đình lệ thuộc ma túy, rượu hoặc thuốc lá.
¨       Gia đình đổ vỡ (ví dụ: cha mẹ li dị).
¨       Thu nhập thấp kém, kinh tế khó khăn.
¨       Giao tế với những người cũng bị lệ thuộc rượu hoặc ma túy.
¨       Địa vị tầm thường.

Do tính chất di truyền, hoàn cảnh gia đình, hoặc cách sống ẩn dật trong nhà, người có tiền sử gia đình lệ htuộc ma túy, rượu hoặc thuốc lá có nguy cơ nghiện rượu cao hơn người khác. Ví dụ: những trẻ có cha mẹ nghiện rượu có nguy cơ cao gấp 3 – 4 lần hơn trẻ khác, trở thành nghiện rượu quá độ dù chúng được nuôi nấng xa cha mẹ. Nói chung, ngoài những yếu tố nguy cơ về lạm dụng rượu nêu trên, có những công trình chuyên nghiên cứu những yếu tố nguy cơ đặc hiệu dẫn đến SAF (19). Những yếu tố nguy cơ lý thú khác được kê khai dưới đây:

¨       Thuốc dân tộc gia đen.
¨       Tiêu thụ bia quá độ.
¨       Sức nặng của bà mẹ và sự tăng cân quá thấp.

Nhìn chung, những phụ nữ có thai nghiện rượu đều có tuổi và sinh con rạ. Họ còn có thói quen hút thuốc lá và thường sống ly thân hoặc ly dị.

Nguyên nhân bệnh lý.

Sự ngộ độc rượu trước khi sinh là nguyên nhân chậm phát triển tâm thần theo sau SAF, một trong những nguyên nhân chậm phát triển tâm thần ở phương Tây. Dù chưa xác định chính xác số lượng rượu tối đa hấp thu an toàn trong thai kỳ nhưng rõ ràng đa phần những phản ứng phụ xãy ra ở nhũ nhi thường có liên quan đến sự tiêu thụ một số lượng lớn rượu của người mẹ. Hiện nay, sản phụ tiêu thụ 5 ly/ngày, cơ thể cho ra đời đứa con bị SAF. Người ta cũng chứng minh rằng uống rượu say đột xuất cũng gây tai hại cho thai nhi, đặc biệt nếu kèm lạm dụng thuốc lá. Nói chung, những nguy cơ gia tăng đều đặn theo tiến trình ngộ độc rượu trước khi sinh: người mẹ uống rượu càng nhiều trong thai kỳ, đứa con càng mang nhiều hậu quả sau sinh. Hình như giai đoạn nguy kịch nhất gây ra quái thai do rượu xãy ra trong thời gian thụ thai.

Song song với số lượng rượu được hấp thu, nhiều yếu tố khác có thể góp phần gia tăng tính nhạy cảm đối với quái thai do rượu như: tuổi người mẹ, tầng lớp xã hội, sử dụng thuốc lá, dược phẩm, hoặc ma túy phạm pháp, tiền sử sản khoa và chế độ ăn uống. Cho nên cũng dễ hiểu tại sao những trẻ nhũ nhi cần phải cách ly người mẹ đã sử dụng rượu quá độ trong thai kỳ. Ngoài ra, những sản phụ nghiện rượu thường có thói quen kém dinh dưỡng và bị nghiện nhiều thứ khác đến nỗi khó qui trách tác nhân của rượu trong mỗi trường hợp cụ thể.

Những biện pháp phòng ngừa.

Uống rượu là một hành vi tiếp thu, cho nên khó đề cập đến vấn đề sử dụng rượu trước hoặc trong thai kỳ khi chưa biết rõ cách thức uống rượu của đương sự trong tiền sử, lề lối uống rượu của những phụ nữ khác hoặc kể cả toàn xã hội. Một kế hoạch phòng ngừa đặc biệt phải được liên kết chặc chẽ và trực tiếp vào một chiến lược toàn bộ đã vạch sẳn nhằm đối đầu với mọi tình huống lạm dụng rượu. Lạm dụng rượu là một vấn đề quan trọng của y tế công cộng ở nhiều nước trên thế giới và là một nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng bệnh suất và tử suất liên hệ với nhiều bệnh lý đa dạng khác, trên hết là bệnh tâm thần. OMS đã nhấn mạnh nhiều lần sự quan trọng thực hiện một chính sách hiệu quả trong cộng đồng đối diện với những vấn đề về rượu. Tổ chức OMS đã thiết lập nhiều tài liệu cung cấp cho các nước, khuyến cáo những chính sách hiệu quả nhất để giảm thiểu bệnh suất và tử suất về rượu (20 – 22%). Độc giả có thể tham khảo những tài liệu trên và sẽ thấy một sự khảo sát tổng quát hơn những vấn đề về nghiện rượu.

Rõ ràng, chính sách thực thụ về sử dụng và lạm dụng rượu có tác động trực tiếp trên SAF. Nội quy là một phương tiện quan trọng để phòng ngừa những vấn đề về rượu và đề cập những điểm sau:

¨       Mật độ những nơi buôn bán (ví dụ: số lượng và địa điểm)
¨       Giờ mở cửa những nơi buôn bán rượu hoặc giờ hạn định được phép bán rượu.
¨       Chính sách về giá cả, thuế khóa áp dụng cho những nước uống có rượu.
¨       Những giải pháp của địa phương, ví dụ: phái đoàn quản lý địa phương thuộc chính quyền cho phép hoặc nghiêm cấm buôn bán rượu tùy theo mức độ lạm dụng rượu tại địa phương.
¨       Hạn chế quản cáo.
¨       Qui định những điều kiện buôn bán (ví dụ: nghiêm cấm bán rượu cho phụ nữ có thai hoặc cho những người có biểu hiện say rượu).

Tại nhiều quốc gia, nhà chức trách về công cộng đã thực hiện những biện pháp quan trọng nhằm bài trừ vấn đề lạm dụng rượu trong thai kỳ. Ví dụ: tại Hoa Kỳ, điều luật hiện thời bắt buộc Bộ Y Tế các tiểu ban báo cáo xuất độ của SAF trong chương trình săn sóc bà mẹ và trẻ em. Ngoài ra, hiện nay, mục tiêu chính thức trong chính sách phòng ngừa là giảm thiểu 50% xuất độ SAF trong nhóm dân có SAF tăng cao một cách đột bất thường (4/1000 trẻ chào đời còn sống trog dân Mỹ da đỏ và những người bản xứ Alaska và 0,8/1000 trẻ chào đời còn sống trong dân da đen). Cũng trong nước này, một khuyến cáo kiêng cữ rượu trong thai kỳ của Bộ Y Tế năm 1981 dành cho những phụ nữ được xem như là một nổ lực về giáo dục y tế, chưa kể từ tháng 11/1989, mọi hình thức sản xuất, nhập khẩu hoặc đóng gói rượu đều bất hợp pháp nếu thùng đựng rượu không dán nhãn đề phòng những tác hại của rượu trong thai kỳ. Trong tương lai, phải xem xét lại biện pháp này tác động lên kiến thức, thái độ, hành vi của người dân ra sao về vấn đề nghiện rượu của phụ nữ có thai. Trong khi chờ đợi, chính quyền phụ trách về y tế công cộng đã đề ra biện pháp đề phòng, kiêng cữ rượu đối với những phụ nữ có thai hoặc sắp có thai trong chính sách phòng ngừa quan trọng.

Trong trường hợp SAF, nguyên nhân đặt trọng tâm về phòng ngừa theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu dựa vào sự cải thiện đáng kể về phát triển của não bộ và của thai nhi do giảm thiểu sử dụng rượu tron thai kỳ, đặt biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên. Tiếc rằng nhiều sản phụ có tuân thủ giảm thiểu rượu lúc đầu thai kỳ nhưng họ không thể cố gắng duy trì điều này cho đến khi sinh con.

Vì lẽ sự lạm dụng rượu trong thai kỳ gây ra nhiều vấn đề trầm trọng nên một số tác giả đề nghị xem xét sự lạm dụng rượu (hoặc ma túy) trước khi sinh là một hình thức tra tấn thai nhi vì thiếu chăm sóc (“ngược đãi”). Đề nghị này đã dấy lên nhiều cuộc tranh cãi quyết liệt về quyền lợi của thai nhi và của sản phụ, quyền của người phụ nữ được cai nghiện trước khi có nguy cơ nhận lãnh hình phạt về mặt pháp lý hoặc phương thức can thiệp thích hợp. Khi biết rõ một phụ nữ có thai nghiện rượu tại địa phương, ngành y tế xã hội phải làm hết sức mình để bảo vệ sức khỏe đứa trẻ sắp chào đời.

Hoạt động của ngành y tế.

Những cơ sở y tế cần chiếu cố hoạt động phòng ngừa những vấn đề nghiện rượu trong thai kỳ vì đa phần phụ nữ đang có thai thường tỏ ra quan tâm đi thăm khám thường xuyên hơn tại những nơi đây. Những cơ sở này cần ưu tiên thăm khám những phụ nữ có thai để phát hiện những vấn đề về y tế, đặc biệt về tâm thần, có thể gây tác hại cho thai nhi. Tuy nhiên, còn nhiều yếu tố về tâm lý xã hội gây cản trở rất nhiều đến các phòng khám tiền sản miễn phí nhằm lôi kéo những phụ nữ có nguy cơ nhất, ví dụ những phụ nữ thất học, nghèo khổ hoặc dân tộc thiểu số. Do đó, cần thiết phải xây dựng nhiều phòng khám tại tuyến xa (xã, ấp) để cố gắng tiếp cận một cách đặc biệt với họ nhằm thực hiện tốt chương trình chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Tại một số nước như Pháp, Thụy Điển, những phụ nữ có thai và những bà mẹ trẻ chỉ được trợ cấp nếu họ đi khám y tế đều đặn trước và sau sinh.

Sự phát hiện sớm SAF hiện nay tỏ ra hiệu quả và có đầy đủ phương tiện để phòng ngừa. Sự truy tìm những vấn đề về rượu phải được thực hiện thường qui với những phụ nữ có thai đang được chăm sóc về y tế vì có nhiều phụ nữ có nguy cơ SAF không được phát hiện tại các trung tâm thăm khám tiền sản. Sau khi áp dụng chương trình tầm soát tại một trung tâm Thụy Điển, tỷ lệ những phụ nữ nghiện rượu quá độ được nhận diện gia tăng đáng kể, từ 1% đến 21% những bệnh nhân hàng năm (23). SoKols Clarren đã soạn thảo một bộ câu hỏi ngắn gọn và đơn giản để phát hiện những phụ nữ có thai nghiện rượu (24). Bộ câu hỏi, có tên T-ACE (bao gồm 4 câu hỏi về sự dung nạp rượu, sự khiển trách đã trải qua, ý định muốn giảm thiểu tửu lượng và ly đầu tiên khi thức giấc) đã phát hiện một cách chính xác 69% “những phụ nữ nghiện rượu có nguy cơ” (uống ít nhất 2 ly/ngày) trong một nghiên cứu đoàn hệ 971 phụ nữ có thai. Ngoài ra, người ta nhận thấy T-ACE có giá trị cao hơn nhiều các trắc nghiệm cổ điển khác để nhận định những trường hợp nghiện rượu nguy hiểm, ví dụ những trắc nghiệm MAST và CAGE, vì nó ngắn gọn nên các bác sĩ sản phụ khoa có thể phát hiện nhiều chi tiết tại các trung tâm khám tiền sản. Trong khi chờ đợi sự hiệu lực của trắc nghiệm với những mẫu dân số khác, sự áp dụng đại trà có thể giúp rất nhiều để xác định nguy cơ, định hướng những nổ lực phòng ngừa SAF trong thai kỳ.

Một trắc nghiệm phát hiện đơn giản khác được soạn thảo bởi OMS (xem phụ lục 2) với tên gọi: Trắc nghiệm nhận diện những rối loạn do sử dụng rượu (AUDIT)(25) giúp nhận diện một cách dễ dàng những người có vấn đề về rượu. Dù nó chưa được áp dụng cho những phụ nữ có thai nhưng tỏ ra rất hữu ích để nhận diện những phụ nữ có nguy cơ. Mộ bộ câu hỏi khác khá thông dụng là 10 câu hỏi bệnh sử uống rượu (TQDH) của Rosett và cộng sự (26) giúp xác định số lần uống rượu và tửu lượng. Những phương tiện này khá quan trọng đối với những phụ nữ có thai uống rượu quá độ khiến thai nhi có thể bị những sang thương bất hồi phục vào tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, thai nhi vẫn còn “khả năng phát triển và bắt kịp sinh lý”[trad] bất kể thời điểm sản phụ ngưng uống (24).

Điều cần thiết là phân biệt rõ ràng những sản phụ chỉ ngưng uống rượu một thời gian trong thai kỳ và những phụ nữ uống rượu trong suốt thai kỳ. Người ta nhận thấy những yếu tố giúp đánh giá dự hậu trong trường hợp 2 là: thời gian dùng rượu trong tiền sử, sự chịu đựng của đương sự với rượu, tiền sử bệnh lý có liên hệ với rượu và sở thích họp mắt với gia đình để có dịp uống rượu (27). Ta cần xác định những sản phụ có nguy cơ cao để kiên định những nổ lực phòng ngừa vì so với những sản phụ không uống rượu hoặc ngưng uống một thời gian trong thai kỳ thì ta nhận thấy những sản phụ tiếp tục uống rượu đến khi sinh sẽ cho ra đời những đứa trẻ bị tổn thương đáng kể: chậm lớn khi còn là bào thai, những trường hợp dị dạng, hoặc những rối loạn về thần kinh và hành vi.

Sự hoàn tất bộ câu hỏi để phát hiện những sản phụ nghiện rượu cũng góp phần cảm hóa những nhân viên y tế nhiều hơn đối với những vấn đề về rượu được sử dụng trong thai kỳ. Ở đây ta muốn nhấn mạnh một cách đặc biệt rằng những sản phụ nghiện rượu thường bị xem như người cùng khổ bị khai trừ khỏi xã hội, đến nỗi ta không thể làm gì để có thể ngăn cản họ sinh ra nhiều đứa con chậm phát triển tâm thần do SAF hoặc EAF.

Khi thăm khám, ta có thể phát hiện những trường hợp nghiện rượu nhẹ hoặc trung bình. Ta phải hành động ngay bằng cách bắt đầu những buổi họp mặt để hướng dẫn và khuyến cáo, sau đó nhận xét kết quả đạt được. Mục tiêu chủ yếu của can thiệp nhằm hướng đến một sự kiên cữ tuyệt đối hoặc ít nhất là một sự giảm thiểu đáng kể tửu lượng của ngườimẹ tương lai. Có khá nhiều nhà chuyênmôn tài đức để quảng bá những khuyến cáo cho mục tiêu trên nhằm giúp đỡ một cách thiết thực những sản phụ đang gặp khó khăn – nhưng một số người sản phụ nghiện rượu không muốn đề cập đến vấn đề, do đó trách nhiệm phát hiện sớm một vấn đề về rượu thuộc về các bác sĩ sản khoa, các nữ hộ sinh, các y tá, những chuyên viên về xã hội thường xuyên tiếp cận với họ trong thai kỳ. Đối với một số sản phụ khác, riêng sự kiện có thai là một dịp tốt để họ cố gắng vượt qua vấn đề nghiện rượu. Sự điều trị những sản phụ nghiện rượu, chủ yếu dựa vào những buổi điều trị cá nhân hoặc theo nhóm, kèm theo giáo huấn có chủ đề về lệ thuộc rượu và học tập cách chăm sóc con cái. Nhóm điều trị tạo thành một khuôn mẫu lý tưởng để thắt chặt tình hữu nghị với những sản phụ trong một bối cảnh có mục đích kiêng cữ rượu.

Khi xuất hiện những vấn đề trầm trọng không thể giải quyết được, ta phải áp dụng trị liệu chuyên môn cao hơn. Theo một số tác giả, nếu không có sự chuyển biến tích cực trong vòng 2 tuần sau khi một hành vi nguy cơ được phát hiện, ta nên đưa sản phụ vào chương trình kể trên (26). Có một số sản phụ nghiện rượu có biểu hiện loạn thần, lo lắng, trầm cảm, … đến nỗi họ tìm đến men rượu như là phương thuốc điều trị. Quả thật, người ta đã ghi nhận qua nhiều nghiên cứu có sự cùng tồn tại thường trực giữa lạm dụng rượu và rối loạn tâm thần (28). Tương tự, có những sản phụ gặp quá nhiều khó khăn trong đời sống đã sa đà vào men rượu nhằm xoa dịu nỗi lo lắng, sự căm hờn, phiền muộn và cô đơn. Do đó, ta nên đặc biệt chú ý nhóm sản phụ trên tại những trung tâm thăm khám tiền sản và trong những hoạt động tầm soát nhằm định hướng họ một cách nghiêm túc theo chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu. Sự loại trừ những yếu tố nguy cơ khác đối với thai nhi như: thuốc lá, kém dinh dưỡng và tăng cân yếu do suy dinh dưỡng có tác dụng cộng hưởng và là một mục tiêu quan trọng trong mọi chương trình phòng ngừa.

Ta nên nhớ rằng sản phụ nghiện rượu không phài là bệnh nhân bình thường mà là một bệnh nhân có 2 bệnh danh, do đó, những gì phù hợp cho sản phụ lại không phù hợp cho thai nhi. Ví dụ: disulfirame thường được kê toa điều trị nghiện rượu mãn tính là một chống chỉ định trong thai kì vì nó gây quái thai.

Các nữ hộ sinh có một vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục những phụ nữ có thai vì họ thường tỏ ra hợp tác tốt hơn với nữ hộ sinh hơn các bác sĩ. Khuyến cáo cho từng cá nhân về chăm sóc sức khỏe ban đầu tỏ ra khá hiệu quả đối với kiêng cữ rượu và càng nhiều hơn nữa nếu cá nhân những tài liệu được phân phát cho họ.

Sau cùng, ta cần lưu ý rằng rượu sẽ đi vào sữa mẹ. Do đó luôn luôn nhắc nhở sản phụ nên bỏ rượu.

Hoạt động của những ban ngành khác.

Nhờ vào những nổ lực  tuyên truyền, giáo dục về SAF, quần chúng sẽ hiểu rõ hơn hội chứng này và những nguy hiểm do uống rượu trong thai kỳ. Điều quan trọng là giải thích rằng nguy cơ vẫn không thay đổi nếu người phụ nữ tiếp tục uống rượu khi biết mình có thai.

Qua nhiều cuộc kiểm tra trong quần chúng, nếu có nhiều người biết rằng lạm dụng rượu gây ra rất nhiều nguy cơ trong thai kỳ, phần còn lại cần thiết là phải cho giới trẻ hiểu những tác hại chính xác do rượu gây ra cho những phụ nữ có thai. Người ta chưa biết rõ lý do tại sao một số sản phụ đã ngưng uống rượu trong khi một số khác lại tiếp tục uống rượu. Có thể họ còn chưa ý thức được những hậu quả hoặc suy nghĩ một cách thiên lệch rằng uống rượu vừa phải là không nguy hiểm. Có lẽ sự ý thức nguy hiểm chưa đủ tác dụng răn đe. Tuy nhiên, người ta nhận thấy ở Hoa Kỳ, khi phổ biến những tác hại của rượu trong thai kỳ, số lượng sản phụ nghiện rượu giảm đi từ từ trước và trong thai kỳ. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự quảng cáo cũng làm giảm số lượng sản phụ nghiện rượu, nhất là tầng lớp sản phụ có giáo dục cao và già dặn hơn. Họ thường uống ít hoặc vừa phải (trong trường hợp này, nguy cơ có chiều hướng ngả về EAF hơn là SAF). Vì vậy, cần định hướng chương trình giáo dục chuyên biệt cho những tầng lớp dân số có nguy cơ cao về SAF: những tầng lớp ít học, nghèo khổ.

Chiến lược giáo dục nhằm phòng ngừa bệnh suất liên quan đến rượu, nhất là SAF, phải được hòa nhập vào chương trình toàn bộ về chăm sóc sức khỏe ban đầu. Khi chưa có được một chính sách phòng ngừa rõ ràng thì những nổ lực giáo dục có thể đưa đến những kết quả trái ngược gây nhằm lẫn cho quần chúng – đích. Muốn có những chương trình giáo dục quần chúng hiệu quả, ta cần thực hiện các yếu tố sau:

–   Bản chất của quần chúng – đích (trong trường hợp này là những phụ nữ có thai hoặc trong tuổi sinh đẻ).
–   Lợi ích tức thì về thông tin được phổ biết cho quần chúng này.
–   Những phương pháp tất nhất được sử dụng cho thông điệp (ví dụ: kiêng cữ rượu khi có thai).
–   Phương thức trình bày thông điệp (rất thay đổi, từ dán nhãn hiệu đề phòng trên những chai đựng rượu cho đến phân phát những sách mỏng tại những cửa hàng thực phẩm, những phòng khám bệnh từ thiện, những phòng mạch và những chương trình quảng cáo trên đài phát thanh, truyền hình vào giờ giấc có nhiều khán – thính giả.
–   Ngôn ngữ sử dụng để thực hiện thông điệp.
–   Sự cần thiết nhắc đi nhắc lại thông điệp – điểm mấu chốt để thành công trong công tác tuyên truyền đến đại quần chúng.

Sự thực hiện sách mỏng là một phương pháp truyền thông để phổ biến những thông tin về sức khỏe: thường thường, chúng được phân phát bởi những bác sĩ đa khoa. Ngôn ngữ sử dụng phải được chọn lọc kỹ lưỡng, bài viết bao gồm những khuyến cáo thực dụng, làm sao để thay đổi cách xử sự (trong trường hợp này, thay đổi thói quen uống rượu). Nhiều sáng kiến khác cũng khá quan trọng: dán nhãn đề phòng trên những chai hoặc hộp đựng rượu, dán bích chương trên các quầy bán nước uống, bao trùm hiệu quả vấn đề trên những phương tiện thông tin đại chúng và phổ biến số điện thoại đặc biệt để có thể tư vấn hoặc cấp cứu: số này được xem như một phương tiện trung gian giữa thông tin phổ biến trong chiến dịch cảm hóa quần chúng và những dịch vụ hiện có trong cộng đồng.

Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn để tuyên truyền một nguy cơ tương đối, nhưng không nên cường điệu nó một cách quá lố khiến về lâu dài, giới phụ nữ sẽ không quan tâm đề phòng nữa. Nên đề cập vấn đề có lý, có tình để cảnh giác họ, nếu không kiêng cữ, vấn đề sẽ gây nhiều hậu quả tai hại và chớ nên nói rằng một ly rượu cũng đủ đứa trẻ chào đời bị SAF hoặc EAF. Hơn nữa, cần phải cho họ thông hiểu rằng chưa đến nỗi quá trễ để giảm thiểu tửu lượng và càng uống rượu nhiều, nguy cơ của trẻ sắp chào đời càng trầm trọng. Những dữ liệu được trình bày ở trên có cơ sở khoa học vững chắc và có kèm theo những chỉ dẫn để tham khảo thêm. Bài viết được trình bày đơn giản và thẳng thắn, không có mục đích khơi dậy một sự lo lắng vô ích nào đó.

Các hiệp hội Phụ nữ có thể đóng một vai trò quyết trong các chiến dịch tuyên truyền và giáo dục. Không những được quần chúng quan tâm hàng đầu, những tổ chức này có một vị thế khá thuận lợi để đưa ra thông điệp thích hợp nhất đối với từng tầng lớp nhân dân trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng.

Phí tổn.

SAF là một vấn đề quan trọng của y tế cộng đồng. Tại Hoa Kỳ, người ta ước tính sự điều trị vài rối loạn có liên kết với SAF thôi đã tốn 321 triệu dola hàng năm. Cũng tại nước này, sự điều trị nội viện những bệnh nhân có biểu hiện chậm phát triển tâm thần đã tốn khoảng 11.7 tỷ dola vào năm 1983, trong đó khoảng 11% dành riêng choa SAF (17). Do đó, điều không thể chối cãi rằng phòng ngừa SAF giúp tiết kiệm rất nhiều về mặt kinh tế.

Người dịch: BS Lương Mạnh Dũng, BS CKI, Khoa nội trú nam, BVTT TP.HCM.