ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ GIỮA HALOPERIDOL VÀ RISPERIDONE TRONG LOẠN THẦN DO CHẤT KÍCH THÍCH

977

BS.CKII TRẦN TRUNG NGHĨA – BỘ MÔN TÂM THẦN ĐHYD

TÓM TẮT

Tổng quan: sử dụng amphetamine và methamphetamine chiếm khoảng 5% dân số từ 15-64t (UNODC, 2014).  Tác dụng 2 loại chất này đến hệ TKTW tương tự với bệnh lý loạn thần nội sinh và có chiến lược điều trị tương tự. Nghiên cứu thực hiện tại bệnh nhân nội trú nhằm khảo sát hiệu quả của haloperidol và risperidone nhằm phục vụ điều trị và tham khảo tính đáp ứng giữa 2 nhóm chống loạn thần điển hình – không điển hình.

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hàng loạt ca, thu thập được 89 ca trong độ tuổi 18-60, không mắc các bệnh nội – ngoại khoa hoặc mang thai, có dấu hiệu loạn thần do sử dụng amphetamine – methamphetamine. Các trường hợp được đánh giá 3 lần bằng thang BPRS và tiêu chuẩn DSM-5 về tác dụng phụ ngoại tháp mỗi 7 ngày từ lúc nhập viện.

Kết quả và bàn luận: tỷ lệ nam-nữ lần lượt là 85.4% và 14.6% với độ tuổi trung bình 32.19 ± 7.9. Có khoảng 2/3 trường hợp sử dụng chất kích thích đơn độc (64%), và 1/3 sử dụng kết hợp với opiate, cannabis, MDMA nhưng gần như đều có sử dụng rượu (93.3%) và thuốc lá (100%). Tần số 2 nhóm haloperidol và risperidone lần lượt là 31 và 58 (có kết hợp với diazepam) và các yếu tố dịch tể, triệu chứng loạn thần (theo BPRS lần 1) không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). Có 29.2% trường hợp hoàn thành 3 lần đánh giá BPRS và 53.9% xuất viện sớm khi bệnh ổn (chỉ đánh giá 2 lần BPRS). Có 15.7% trường hợp mắc phải tác dụng dụng phụ ngoại tháp do thuốc CLT. Điểm BPRS trung bình giảm dần ở 3 đợt đánh giá, lần lượt là: 60.69 ± 22.26; 39.8 ± 13.35; 31.45 ± 8.72 (p < 0.05). Điểm trung bình BPRS cũng giảm dần ở 3 đợt đánh giá trong từng nhóm haloperidol và risperidone (p < 0.05) Sự khác biệt điểm BPRS giữa 2 nhóm haloperidol và risperidone không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05) Điều này cho thấy triệu chứng loạn thần do chất kích thích giảm dần khi điều trị bằng haloperidol hoặc risperidone và hiệu quả điều trị của 2 thuốc tương tự nhau ở mẫu đánh giá. Các triệu chứng dương tính của loạn thần thay đổi có ý nghĩa (p<0.05)

Kết luận: haloperidol và risperidone đều có hiệu quả điều trị triệu chứng loạn thần do chất kích thích. Hiệu quả của haloperidol và risperidone tương tự nhau khi đánh giá bằng BPRS. Cần thiết sử dụng thiết kế và cách chọn mẫu nghiêm khắc hơn để khẳng định hiệu quả của 2 nhóm thuốc này.

 

BÀI VIẾT

Đặt vấn đề:

Sử dụng amphetamine và methamphetamine chiếm khoảng 5% dân số từ 15-64 tuổi (UNODC, 2014). Triệu chứng loạn thần do methamphetamine bao gồm: hoang tưởng, ảo giác, hung hăng gây hấn, làm người sử dụng methamphetamine trở nên nguy hiểm hơn đối với xã hội (7, 12, 13, 16, 18, 21, 22, 27, 35) tương tự với bệnh lý loạn thần nội sinh. Tác động của methamphetamine được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu, ảnh hưởng lên các vùng thể vân, nhân accumbens, nhân đuôi, các đường dẫn truyền dopamine, serotonine tương tự trong loạn thần nguyên phát, là đích nhắm của các thuốc chống loạn thần (1, 2, 3, 4, 9, 10, 11, 21, 26, 29, 36). Chính vì vậy, điều trị loạn thần do methamphetamine được hướng dẫn với nhiều loại thuốc chống loạn thần, bao gồm cả thuốc chống loạn thần điển hình và không điển hình (8, 13, 16, 27) Nghiên cứu thực hiện tại bệnh nhân nội trú bị loạn thần do sử dụng chất kích thích, nhằm khảo sát hiệu quả của haloperidol và risperidone nhằm phục vụ điều trị và tham khảo tính đáp ứng với 2 nhóm chống loạn thần điển hình – không điển hình.

Tổng quan y văn:

Các loại thuốc kích thích chính ở Hoa Kỳ là dextroamphetamine (Dexedrine), methamphetamine (Desoxyn), hỗn hợp dextroamphetamine-amphetamine (Adderall) và hợp chất giống như amphetamine là methylphenidate (Ritalin). Tên đường phố là đá, pha lê, và tốc độ. Các chất tương tự amphetamine khác là ephedrine, pseudoephedrine và phenylpropanolamine (PPA). Các loại thuốc amphetamine có khả năng lạm dụng cũng bao gồm phendimetrazine (Preludin), diethylpropion (Teniated), benzphetamine (Didrex), và phentermine (Ionamin) (13). Methamphetamine vẫn là một loại thuốc bất hợp pháp được sử dụng rộng rãi ở Mỹ (2012) với hơn 12 triệu người từ 12 tuổi trở lên (4.7%) đã sử dụng methamphetamine trong cuộc sống của họ, 1.2 triệu người (0.4%) đã báo cáo sử dụng methamphetamine trong năm qua. Chất kích thích loại Amphetamine (ATS), trong đó methamphetamine là loại được sử dụng thường xuyên nhất, là nhóm thuốc bất hợp pháp được sử dụng phổ biến thứ hai trên toàn thế giới (Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC), 2012); khoảng 0.7% dân số toàn cầu (33.8 triệu người) trong độ tuổi 15-64, được báo cáo sử dụng ATS vào năm 2010 (UNODC, 2013)(13). Theo DSM-5, ước tính tỷ lệ mắc rối loạn sử dụng thuốc kích thích loại amphetamine trong 12 tháng ở Hoa Kỳ là 0.2% ở những người từ 12 đến 17 tuổi và 0.2% ở những người từ 18 tuổi trở lên (22).

Sự hiện diện của loạn thần do chất gây nghiện có thể được chẩn đoán khi có các triệu chứng sau: (1) sự hiện diện của ảo giác hoặc ảo giác nổi bật; (2) ảo giác hoặc ảo tưởng phát triển trong hoặc ngay sau nhiễm độc hoặc cai một chất hoặc thuốc được biết là gây ra các triệu chứng loạn thần; (3) Các triệu chứng loạn thần không thực sự là một phần của rối loạn tâm thần (như tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và rối loạn phân liệt cảm xúc) không phải là chất gây ra (như: nếu khởi phát triệu chứng loạn thần vài tháng sau khi nhiễm độc hoặc cai thuốc, sau đó có khả năng rối loạn tâm thần khác); (4) triệu chứng loạn thần không chỉ xảy ra khi mê sảng.

Trong một loạt các nghiên cứu, kết luận rằng sử dụng MA trọn đời có thể chia hai dạng rối loạn tâm thần MA, với một kiểu phụ kéo dài hơn 1 tháng (loại trì hoãn kéo dài) liên quan đến lịch sử sử dụng MA 5 năm trở lên (8, 30, 31). Sato (26) mô tả hai nhóm phụ về loạn thần, trong đó có 1 nhóm có các triệu chứng trong thời gian dài hơn, liên quan với việc sử dụng MA mãn tính.

Tỷ lệ loạn thần do sử dụng MA thay đổi ở nhiều nghiên cứu. Tỷ lệ ở Trung Quốc là 37.1% (theo Gan H. và cs) trong tổng số người sử dụng MA. Triệu chứng hoang tưởng và ảo giác là triệu chứng phổ biến nhất trong số người loạn thần do MA. 83.4% bị ảo giác và ảo giác thính giác là triệu chứng phổ biến nhất (79%), 40.6% bị ảo giác thị giác và 33.6% bị ảo giác xúc giác. Có 92.8% có hoang tưởng, hoang tưởng liên hệ 48.3%, hoang tưởng bị hại 40.6%, hoang tưởng tự cao 23.4%, hoang tưởng ghen tuông 39.5% và hoang tưởng bị chi phối 36.2%. Còn có các triệu chứng khác: 48.5% tư duy nghèo nàn, 42.5% ngôn ngữ vô tổ chức, 40.9% thờ ơ lãnh đạm, 26.6% có ý định tự tử và 19.8% có hành vi tự tử. 81.2% có các đợt triệu chứng loạn thần thoáng qua (thời gian <1 tháng) và 18.8% có các giai đoạn loạn thần dai dẳng (thời gian > 1 tháng) (7, 37). Theo Zarrabi H. và cs, phục hồi từ các triệu chứng loạn thần ở 31.6% bệnh nhân nội trú mất hơn một tháng(37). Trong khi đó, theo Trần Thị Hồng Thu, Trần Hữu Bình (28), tiến triển trong điều trị nội trú của nhóm bệnh nhân này là ổn định sau 14 ngày điều trị. So sánh chi tiết loạn thần giữa nhóm nội sinh và loạn thần do sử dụng methamphetamine được McKetine ghi nhận các hoang tưởng và ảo giác theo dõi trong 3 tháng. Tỷ lệ mắc ảo giác và ảo tưởng suốt đời là dưới 30%, ngoại trừ hoang tưởng bị hại đến 62% (McKetin et al., 2017)(19)

Theo hướng dẫn của Kaplan và Sadock, điều trị đối với rối loạn loạn thần do chất kích thích nên bắt đầu bằng benzodiazepine, valproate, carbamazepine. Không có một loại thuốc nào hiệu quả giảm bớt triệu chứng. Chỉ sử dụng thuốc chống loạn thần khi có triệu chứng loạn thần vì có nguy cơ tác dụng ngược và làm trầm trọng thêm triệu chứng(24). Đây là hướng dẫn khá nan giải với các bác sĩ lâm sàng khi phải thỏa mãn nhu cầu điều trị nhanh chóng của bệnh nhân, vừa phải đáp ứng yêu cầu giải quyết vấn đề loạn thần ở cơ quan làm việc. Việc chọn lựa và quyết định loại thuốc nào cho bệnh nhân loạn thần do chất kích thích cũng là cơ hội để nghiên cứu và chọn lựa cách thức phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Sử dụng các loại thuốc chống loạn thần như haloperidol, risperidone, olanzapine, quetiapine, aripiprazol trong điều trị loạn thần do chất kích thích được nghiên cứu khá nhiều trên thế giới. Hiệu quả các thuốc được xem xét là tương đồng (Dimy Fluyau)(5, 15) nhưng không hẳn là có hiệu quả hoàn toàn với loạn thần do chất kích thích, mà còn cần phối hợp ECT(17). Sử dụng haloperidol có thể gây ra EPS nghiêm trọng hơn so với các thuốc chống loạn thần không điển hình(15) nhưng cũng có nghiện cứu lại không ghi nhận tình trạng ngoại tháp đáng kể (5)

Có một số nghiên cứu so sánh giữa haloperidol và olanzapine thì triệu chứng ngoại tháp, tăng trương lực, rối loạn vận động và tiết nước bọt nhiều hơn ở nhóm haloperidol hơn so với olanzapine. Ngoài ra, tình trạng kích động, lo lắng và sợ hãi ở nhóm aripiprazole cao hơn so với risperidone, nhóm quetiapine phàn nàn về an thần nhiều hơn nhóm haloperidol. Riêng nghiên cứu so sánh haloperidol và risperidone lại ít ghi nhận EPS và các tác dụng phụ khác.

Trong khi đó, phân tích meta-analysis của Kishi T và cs lại ghi nhận tình trạng bỏ trị của nhóm thuốc chống loạn thần cao hơn so với giả dược, do không dung nạp thuốc. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhóm tác giả này chỉ phân tích được các nghiên cứu loạn thần do cocain và nhóm thuốc chống loạn thần được đánh giá chỉ là aripiprazol, risperidone, và olanzapine (14)

Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu hàng loạt ca. Thu nhận tất cả các bệnh nhân trong độ tuổi 18-60, nhập viện vì loạn thần do sử dụng chất kích thích, không mắc các bệnh nội ngoại khoa, không nhiễm HIV, không mang thai. Đánh giá triệu chứng bằng thang BPRS (Overall & Gorham, 1962) và tiêu chuẩn DSM-5 về tác dụng phụ ngoại tháp do thuốc chống loạn thần vào ngày nhập viện, ngày thứ 7 và 14. Phân tích số liệu bằng SPSS và sử dụng phép kiểm Chi-square, so sánh số trung bình.

Kết quả:

Thu thập được 89 trường hợp với 76 nam (85.4%) và 13 nữ (14.6%). Độ tuổi trung bình là 32.19 ± 7.9 (nam 32.47 ± 8.01; nữ 30.54 ± 7.25). Có 64% sử dụng đơn độc chất kích thích, 7.9% kết hơp opiate, 12.4% kết hợp cannabis, 12.4% kết hợp cả opiate và cannabis, 3.4% kết hợp chất khác. Chia làm 2 nhóm: 58 trường hợp sử dụng risperidone, 31 trường hợp sử dụng haloperidol, không có sự khác biệt độ tuổi, giới, triệu chứng loạn thần giữa 2 nhóm (p > 0.05). Có 29.2% hoàn thành 3 lần đánh giá, 53.9% đánh giá 2 lần. Tác dụng phụ ngoại tháp do thuốc chống loạn thần là 15.7%, không khác biệt giữa 2 nhóm risperidone và haloperidol (p > 0.05)

Điểm BPRS

N

Mean Std. Deviation

Std. Error Mean

Điểm BPRS lần 1

89

60.69 22.262

2.360

Điểm BPRS lần 2

56

39.80 13.349

1.784

Điểm BPRS lần 3

31

31.45 8.721

1.566

Điểm BPRS trung bình

Triệu chứng loạn thần chủ yếu trong mẫu nghiên cứu là: nghi ngờ, ảo thanh, nội dung tư duy bất thường, không quan tâm đến vệ sinh, không hợp tác (≥ 3 điểm). Kế đến là các triệu chứng: bận tâm đến cơ thể, lo âu, tính thù nghịch, tính tự cao, hành vi kỳ quái, mất định hướng, tính vô tổ chức về khái niệm, cảm xúc cùn mòn, thu rút cảm xúc, căng thẳng, mất tập trung, tăng vận động (≥ 2 điểm).

Điểm BPRS trung bình giữa 2 nhóm

Điểm từng triệu chứng (theo BPRS) lần 1 giữa 2 nhóm

 

Điểm từng triệu chứng (theo BPRS) lần 2 giữa 2 nhóm

 

Điểm từng triệu chứng (theo BPRS) lần 3 giữa 2 nhóm

Bàn luận:

Triệu chứng nổi bật trong biểu hiện loạn thần do chất kích thích chủ yếu là các triệu chứng: nội dung tư duy bất thường (4.38), ảo giác (4.61), không hợp tác (3.11), nghi ngờ (3.46), không quan tâm cơ thể (3.09), hành vi kì quái (2.85), tính thù nghịch (2.94), căng thẳng (2.81). Tất cả các triệu chứng trong thang BPRS giữa 2 nhóm risperidone và haloperidol khi bắt đầu đưa vào nghiên cứu có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh Anova (p>0.05). Các đặc điểm phụ giữa 2 mẫu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, cũng như triệu chứng loạn thần khi đưa vào theo dõi cũng không có sự khác biệt, giúp cho việc so sánh hiệu quả điều trị giữa 2 nhóm có giá trị hơn. Kết quả này cũng khá khác biệt so với báo cáo của Trần Thị Thu Hồng và Trần Hữu Bình: triệu chứng trầm cảm, lo âu được ghi nhận là một trong những triệu chứng nổi bật (28). Điểm của trầm cảm và lo âu của nghiên cứu phía Bắc lần lượt là 1.09 và 4.24 (ngày 0), còn trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm trầm cảm, lo âu lần lượt là 1.97 và 2.26 (28) Điểm số của triệu chứng ảo thanh, nghi ngờ/hoang tưởng của nghiên cứu chúng tôi cũng cao hơn hẳn so với nghiên cứu của các tác giả phía Bắc. Điều này có thể liên quan đến mẫu chọn lựa, tình trạng bệnh lý (giai đoạn ngộ độc, giai đoạn cai, hoặc giai đoạn loạn thần).

Xem xét thay đổi trong từng nhóm điều trị: haloperidol và risperidone. Thay đổi điểm BPRS có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0.01) ở cả 2 lần đánh giá sau so với lần trước. Điều này cho thấy triệu chứng giảm đi ở các lần đánh giá BPRS sau khi điều trị bằng haloperidol và risperidone. Sự thay đổi từng triệu chứng trong thang BPRS chỉ rõ rệt và có ý nghĩa thống kê giữa lần đánh giá thứ 1 và thứ 2 (ngày 0 và ngày 7) (p<0.05) Sau đó, sự thay đổi từng triệu chứng không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0.05) Các triệu chứng thay đổi trong điều trị bằng haloperidol chủ yếu là các triệu chứng loạn thần: tính thù nghịch, ảo thanh, nghi ngờ, nội dung tư duy bất thường, hành vi kỳ quái, cảm xúc cùn mòn, thu rút cảm xúc, căng thẳng, không hợp tác, kiểu cách và hành vi lặp lại (p<0.05) Nhận xét chủ quan về số triệu chứng thay đổi trong 7 ngày đầu tiên của nhóm risperidone, chỉ 4 triệu chứng có sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p>0.05), bao gồm: bận tâm cơ thể, cảm giác tội lỗi, ý định tự tử, khí sắc tăng; so với nhóm haloperidol thì số triệu chứng có thay đổi có ý nghĩa thống kê cao hơn. Mặc dù vậy, sự thay đổi từng triệu chứng trong thang BPRS chỉ rõ rệt và có ý nghĩa thống kê giữa lần đánh giá thứ 1 và thứ 2 (ngày 0 và ngày 7) (p<0.05) tương tự nhóm haloperidol. Sau đó, sự thay đổi từng triệu chứng không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0.05) Điều này cho thấy các triệu chứng loạn thần đều thay đổi theo hướng giảm khi điều trị bằng thuốc chống loạn thần. Đây là kết quả được dự đoán trước khi tất cả các y văn đều ghi nhận các triệu chứng loạn thần do chất kích thích đều đáp ứng với các thuốc chống loạn thần DRA hoặc SDA. Đáp ứng của risperidone với nhóm triệu chứng loạn thần do chất kích thích được Vahid Farnia và cs báo cáo giúp củng cố nhận định về kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi. Vahid Farnia và cs cho rằng risperidone có hiệu quả tốt trên triệu chứng dương tính nhiều hơn triệu chứng âm tính (6)

Tuy nhiên, khi so sánh trực tiếp giữa 2 nhóm điều trị, điểm BPRS ở 3 lần đánh giá có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Có thể nghĩ đến kết luận rằng hiệu quả điều trị giữa 2 nhóm là không khác biệt nhau. Tuy nhiên, vẫn có khả năng số liệu từ nhóm bệnh nhân ngưng đánh giá (ngưng điều trị, phối hợp thuốc khác, xuất viện sớm) gây nhiễu đến kết quả so sánh này. Nhằm hạn chế gây nhiễu từ kết quả BPRS của nhóm có thay đổi thuốc, chúng tôi chỉ phân tích sự thay đổi triệu chứng thông qua thang BPRS ở nhóm không thay đổi thuốc (26 trường hợp). So sánh từng cặp, vẫn có sự thay đổi điểm BPRS trong 3 lần đánh giá có ý nghĩa thống kê (p < 0.0001). Sự thay đổi điểm BPRS cho thấy haloperidol đều có hiệu quả điều trị mà không cần phối hợp với thuốc khác. So sánh giữa 2 nhóm điều trị, điểm BPRS ở mỗi đợt đánh giá có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05) Điều này nói lên hiệu quả điều trị tổng thể của haloperidol và risperidone lên triệu chứng loạn thần do chất kích thích không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Kết luận:

Nghiên cứu thu nhận 89 trường hợp loạn thần do sử dụng chất kích thích được chia thành 2 nhóm điều trị: haloperidol và risperidone. Việc phân chia nhóm không đồng đều nhưng không khác biệt về một số đặc điểm quan trọng của mẫu như: tuổi, giới tính, triệu chứng loạn thần.

Các triệu chứng loạn thần ghi nhận trong mẫu chủ yếu là các triệu chứng dương tính như trong tâm thần phân liệt. Các triệu chứng khí sắc như trầm cảm, lo âu, … đều có điểm giá trị thấp. Các triệu chứng giảm đáng kể sau 7 ngày điều trị nhưng sau đó ít có sự thay đổi hơn. Trong đó, triệu chứng dương tính cũng thay đổi nhanh chóng và giảm đều trong cả 3 đợt đánh giá. Hiệu quả điều trị thông qua đánh giá bằng thang BPRS cho thấy haloperidol và risperidone là tương đương nhau. Tác dụng phụ ngoại tháp không có sự khác biệt giữa 2 thuốc và cũng không cao hơn so với y văn.

Kết quả này cho thấy khả năng tương đương của haloperidol và risperidone trong điều trị loạn thần do chất kích thích nhưng chưa thuyết phục hoàn toàn do thiết kế nghiên cứu yếu và việc chọn mẫu chưa hoàn thiện. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên nhằm so sánh hiệu quả điều trị của haloperidol và risperidone nhằm có một kết quả thuyết phục hơn là cần thiết.

Tài liệu tham khảo:

  1. Alexander, P. D., Gicas, K. M., Cheng, A., Lang, D. J., Procyshyn, R. M., Vertinsky, A. T., Barr, A. M. A comparison of regional brain volumes and white matter connectivity in subjects with stimulant induced psychosis versus schizophrenia. Psychopharmacology. 2019 Jun 22. doi: 10.1007/s00213-019- 05298-w
  2. Bosc PJPeng LKivell BM. Proteomics Analysis of Dorsal Striatum Reveals Changes in Synaptosomal Proteins following Methamphetamine Self-Administration in Rats. PLoS One. 2015 Oct 20; 10(10): e0139829. doi:10.1371/journal.pone.0139829.
  3. Callaghan, R. C., Cunningham, J. K., Sykes, J., & Kish, S. J. Increased risk of Parkinson’s disease in individuals hospitalized with conditions related to the use of methamphetamine or other amphetamine-type drugs. Drug and Alcohol Dependence, 2012, 120(1-3), 35–40, doi:10.1016/j.drugalcdep.2011.06.013 
  4. Chen, C., Hsu, F.-C., Li, C.-W., & Huang, M.-C. (2019). Structural, Functional, and Neurochemical Neuroimaging of Methamphetamine-Associated Psychosis: A Systematic Review. Psychiatry Research: Neuroimaging. doi:10.1016/j.pscychresns.2019.06.002 
  5. Dimy Fluyau, Paroma Mitra, Kervens Lorthe. Antipsychotics for Amphetamine Psychosis. A Systematic Review, Psychiatry 10:740, Oct 2019. doi: 10.3389/fpsyt.2019.00740
  6. Farnia, V., Shakeri, J., Tatari, F., Juibari, T. A., Yazdchi, K., Bajoghli, H., et al. Randomized controlled trial of aripiprazole versus risperidone for the treatment of amphetamine-induced psychosis. The American Journal of Drug and Alcohol Abuse, 2013, 40(1), 10–15. doi:10.3109/00952990.2013.861843 
  7. Gan, H., Zhao, Y., Jiang, H., Zhu, Y., Chen, T., Tan, H., Zhao, M. (2018). A Research of Methamphetamine Induced Psychosis in 1,430 Individuals With Methamphetamine Use Disorder: Clinical Features and Possible Risk Factors. Frontiers in Psychiatry, 2018 Nov 6;9:551
  8. Glasner-Edwards SMooney LJ. Methamphetamine psychosis: epidemiology and management. CNS Drugs.2014 Dec;28(12):1115-26. doi: 10.1007/s40263-014-0209-8.
  9. Howes OD, Kapur S. The dopamine hypothesis of schizophrenia: version III, the final common pathway. Schizophr Bull.2009 May; 35(3): 549-62. doi: 10.1093/schbul/sbp006. Epub 2009 Mar 26.
  10. Jiao, D., liu, Y., Li, X., liu, J., Zhao, M., 2015. The role of the GABA system in amphetamine-type stimulant use disorders. Frontiers in Cellular Neuroscience 9, 162, doi: 10.3389/fncel.2015.00162. eCollection 2015.
  11. Julia M. Lappin & Grant E. Sara. Psychostimulant use and the brain, Clinical issues: substance use disorders and the body, Society for the Study of Addiction, 2019., doi:10.1111/add.14708
  12. Kalayasiri RKraijak KMutirangura AMaes M. Paranoid schizophrenia and methamphetamine-induced paranoia are both characterized by a similar LINE-1 partial methylation profile, which is more pronounced in paranoid schizophrenia. Schizophr Res.2019 Jun;208:221-227. doi: 10.1016/j.schres.2019.02.015. Epub 2019 Feb 27.
  13. Kelly E. Courtney and Lara A. Ray. Methamphetamine: An Update on Epidemiology, Pharmacology, Clinical Phenomenology, and Treatment Literature, Drug Alcohol Depend. 2014 October 1; 0: 11–21.
  14. Kishi, T., Matsuda, Y., Iwata, N., & Correll, C. U. Antipsychotics for Cocaine or Psychostimulant Dependence. The Journal of Clinical Psychiatry, 2013, 74(12), e1169–e1180. doi:10.4088/jcp.13r08525 
  15. Leelahanaj T, Kongsakon R, Netrakom P. A 4-week, double-blind comparison of olanzapine with haloperidol in the treatment of amphetamine psychosis. J Med Assoc Thai. 2005 Nov;88 Suppl 3: S43-52.
  16. Ma JLi XDWang TYLi SXMeng SQBlow FCIlgen MDegenhardt LLappin JWu PShi JBao YPLu L. Relationship between the duration of methamphetamine use and psychotic symptoms: A two-year prospective cohort study, Drug Alcohol Depend.2018 Jun 1;187:363-369. doi:10.1016/j.drugalcdep.2018.03.023. Epub 2018 Apr 22.
  17. Mansour Khoramizadeh, Mohammad Effatpanah, Alireza Mostaghimi, Mehdi Rezaei, Alireza Mahjoub, Sara Shishehgar. Treatment of amphetamine abuse/use disorder: a systematic review of a recent health concern. DARU Journal of Pharmaceutical Sciences, Publish online, 21 June 2019. Doi: 10.1007/s40199-019-00282-3
  18. McKetin RVoce ABurns RShanahan M. Health-related quality of life among people who use methamphetamine. Drug Alcohol Rev.2019 Jul;38(5):503-509. doi: 10.1111/dar.12934. Epub 2019 May 30.
  19. McKetin R., Baker AL, Dawe S, Voce AI, Lubman DI. Differences in the symptom profile of methamphetamine-related psychosis and primary psychotic disorders, Psychiatry Res.2017 May;251:349-354. doi: 10.1016/j.psychres.2017.02.028. Epub 2017 Feb 13
  20. Miho Tada, Kiyoharu Shirakawa, Nobuya Matsuoka, Seitaro Mutoh. Combined treatment of quetiapine with haloperidol in animal models of antipsychotic effect and extrapyramidal side effects: comparison with risperidone and chlorpromazine, Psychopharmacology (2004) 176: 94–100. Doi: 10.1007/s00213-004-1866-y
  21. Murray RMPaparelli AMorrison PDMarconi ADi Forti M. What can we learn about schizophrenia from studying the human model, drug-induced psychosis? Am J Med Genet B Neuropsychiatr Genet.2013 Oct;162B(7):661-70. doi: 10.1002/ajmg.b.32177.
  22. O’Brien C.P., CrowleyJ. and al. Chapter: Substance-Related and Addictive Disorder. In: Diagnostic and statistical manual of mental disorders, 5th edition, DSM-5, American Psychiatric Association, 2013, p481-590
  23. Rita C. Carvalho, Daniela F. Fukushiro, Daniel C. Helfer, Donato Callegaro-Filho, Thaís F. Trombin, Lineane H. F. Zanlorenci, Leandro Sanday, Regina H. Silva, Roberto Frussa-Filho. Long-term haloperidol treatment (but not risperidone) enhances addiction-related behaviors in mice: role of dopamine D2 receptors. Journal compilation 2009, Society for the Study of Addiction Addiction Biology, 14, 283–293.
  24. Sadock B.J., Sadock V.A., Ruiz P. Chapter 20.5 Hallucinogen-Related Disorders. In: Kaplan & Sadock’s Synopsis of Psychiatry, Behavioral Sciences/Clinical Psychiatry 11th edition, p2209-2241
  25. Samiei M et al. Methamphetamine-Associated Psychosis and Treatment With Haloperidol and Risperidone: A Pilot Study, Iran J Psychiatry Behav Sci.2016 Sep 4;10(3):e7988. eCollection 2016 Sep.
  26. Sato M. Acute exacerbation of methamphetamine psychosis and lasting dopaminergic supersensitivity: a clinical survey. Psychopharmacol Bull. 1986;22(3):751–6.
  27. Su MFLiu MXLi JQLappin JMLi SXWu PLiu ZMShi JLu LBao Y. Epidemiological Characteristics and Risk Factors of Methamphetamine Associated Psychotic Symptoms, Front Psychiatry.2018 Oct 12;9:489. doi: 10.3389/fpsyt.2018.00489. eCollection 2018.
  28. Theo Hatzipetros, Jamie G. Raudensky, Jean-Jacques Soghomonian, and Bryan K. Yamamoto. Haloperidol Treatment after High-Dose Methamphetamine Administration Is Excitotoxic to GABA Cells in the Substantia Nigra Pars Reticulata. The Journal of Neuroscience, May 30, 2007, 27(22):5895–5902.
  29. Trần Thị Hồng Thu, Trần Hữu Bình. Đánh giá kết quả điều trị các rối loạn tâm thần ở những người sử dụng chất dạng Amphetamine tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần, Y học thực hành (876) N7/2013, 143-147
  30. Tomohisa Mori, Yoshiyuki Iwase, Asami Murata, Noriyuki Iwata, Tsutomu Suzuki. Brain site- and transmitter-dependent actions of methamphetamine, morphine and antipsychotics. Behavioural Brain Research 306 (2016) 64–70
  31. Wada K, Fukui S. Relationship between years of methamphetamine use and symptoms of methamphetamine psychosis. Jpn J, Alcohol Stud Drug Depend. 1990;25(3):143–58.
  32. Wada K, Fukui S. Residual symptoms in methamphetamine psychosis. J Mental Health. 1991;37:161–8
  33. Wang G et al. Aripiprazole and risperidone for treatment of methamphetamineassociated psychosis in Chinese patients, J Subst Abuse Treat. 2016 March; 62: 84–88. doi:10.1016/j.jsat.2015.11.009.
  34. Wang, G., Ma, L., Liu, X., Yang, X., Zhang, S., Yang, Y., … Hao, W. (2019). Paliperidone Extended-Release Tablets for the Treatment of Methamphetamine Use Disorder in Chinese Patients After Acute Treatment: A Randomized, Double-Blind, Placebo-Controlled Exploratory Study. Frontiers in Psychiatry, 10. doi:10.3389/fpsyt.2019.00656 
  35. Viroj Verachai & al. Treatment of methamphetamine-induced psychosis: a double-blind randomized controlled trial comparing haloperidol and quetiapine. Psychopharmacology, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, publish online 18 February 2014. DOI 10.1007/s00213-014-3485-6
  36. Yang, M., Yang, C., Liu, T., & London, E. D. (2019). Methamphetamine-associated psychosis: links to drug use characteristics and similarity to primary psychosis. International Journal of Psychiatry in Clinical Practice, 1–7. doi:10.1080/13651501.2019.1676451
  37. Yu, S., Zhu, L., Shen, Q., Bai, X., Di, X., 2015. Recent Advances in Methamphetamine Neurotoxicity Mechanisms and Its Molecular Pathophysiology. Behavioural Neurology 2015, 103969, doi: 1155/2015/103969
  38. Zarrabi et al. Clinical features, course and treatment of methamphetamine-induced psychosis in psychiatric inpatients. BMC Psychiatry (2016) 16:44.
Chia sẻ