CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN VÀ NÃO BỘ

5090

Hoạt động của bộ não con người

Não bộ là một cơ quan phức tạp nhất của con người, nặng xấp xỉ 3 pound, là một khối gồm chất xám và chất trắng chiếm vị trí trung tâm của toàn bộ hoạt động của con người. Bạn học hành, làm việc, lái xe hay thích một món ăn nào đó, hít thở, sáng tạo nghệ thuật hay vui vẻ hoạt động hàng ngày đều phải “thông qua” hoạt động của não. Nói ngắn gọn, não bộ điều chỉnh tất cả mọi hoạt động của cơ thể con người; đủ để bạn giải thích, hiểu và đáp ứng mọi nhu cầu bạn phải trải qua; và sắp xếp suy nghĩ, sắp xếp biểu lộ cảm xúc, biểu lộ hành vi của bạn.

Não bộ hình thành từ nhiều bộ phận (hay vùng cấu trúc), cùng hoạt động với nhau như một ê-kíp.Các bộ phận khác nhau của não bộ chịu “trách nhiệm” phối hợp và thể hiện các chức năng chuyên biệt. Các chất gây nghiện có thể gây ra biến đổi các vùng não bộ và những biến đổi này là cần thiết để duy trì các hoạt động và có thể hướng tới xung động lạm dụng các chất gây nghiện, và đây là biểu hiện của nghiện (hay ghiền). Lạm dụng các chất gây nghiện tác động đến các vùng vỏ não (cortex), hệ thống viền của não (limbic system) và cuống não (brain stern).

• Vùng cuống não kiểm soát các chức năng quyết định cơ bản của cuộc sống như nhịp tim, hít thở và giấc ngủ.

• Hệ thống viền chứa đựng “vòng cung thưởng thức” của não, là sự kết nối các cấu trúc não với nhau (để hoạt động). Vòng cung này kiểm soát và điều chỉnh khả năng cảm nhận vui khoái (sung sướng) của chúng ta. Niềm vui khoái thúc đẩy chúng ta thực hiện lại hành vi như ăn uống hay những hành vi quyết định cho sự tồn tại của cuộc sống. Hệ viền được kích hoạt khi chúng ta thực hiện các hoạt động, và cũng được kích hoạt khi chúng ta lạm dụng ma túy. Hơn nữa, hệ viền chịu “trách nhiệm” đối với nhận thức của chúng ta về các cảm xúc khác, kể cả cảm xúc “tích cực” và  cảm xúc “tiêu cực”. “Trách nhiệm” này giải thích các biến đổi đặc trưng của các loại chất gây nghiện  khác nhau.

• Vỏ não được phân chia từng vùng kiểm soát các hoạt động chức năng chuyên biệt. Các vùng vỏ não khác nhau xử lý thông tin từ giác quan của chúng ta, giúp chúng ta nhìn, ngửi, nghe và nếm. Phần mặt trước của vỏ não – vỏ não vùng trán hoặc não trước là trung tâm tư duy của não bộ, vùng này cung cấp khả năng tư duy, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề và ra quyết định.

Não bộ của chúng ta truyền đạt thông tin thế nào ?

Não bộ là trung tâm thông tin gồm hàng tỷ nơ-ron (hay tế bào thần kinh). Mạng lưới nơ-ron chuyển thông điệp qua lại tới các cấu trúc khác nhau trong não bộ, như tủy sống và hệ thống thần kinh ngoại biên. Mạng lưới thần kinh này sắp xếp và điều hòa mọi thứ mà chúng ta cảm nhận, chúng ta nghĩ, và chúng ta làm (hành động).

•Từ nơ-ron tới nơ-ron:
Mỗi tế bào thần kinh trong não bộ chuyển gửi và nhận thông điệp dưới dạng xung động điện. Một khi nhận và xử lý thông điệp, thông điệp đó được chuyển gửi sang tế bào thần kinh khác.

• Các chất dẫn truyền thần kinh – Thông điệp hoá học của của não bộ:
Các hoá chất được vận chuyển giữa các tế bào thần kinh bởi các chất được gọi là chất dẫn truyền thần kinh (các chất này truyền các thông tin giữa các tế bào thần kinh).

• Các thụ thể – Đơn vị tiếp nhận của não bộ:
Các chất dẫn truyền thần kinh gắn vào các vị trí đặc biệt trên tế bào tiếp nhận gọi là thụ thể. Một chất dẫn truyền thần kinh và thụ thể của nó hoạt động giống như một “ổ khoá và chìa mở”, và là một cơ chế hoàn hảo đặc biệt, cơ chế này đảm bảo cho mỗi thụ thể sẽ tiếp tục chỉ nhận thông tin thích hợp sau khi tác động qua lại với đúng loại chất dẫn truyền thần kinh (của nó).

• Chất vận chuyển – chất hóa sinh học thu gom của não bộ:
Định vị trên tế bào và phóng thích các chất dẫn truyền thần kinh, chất vận chuyển thu gom các chất dẫn truyền thần kinh này (ví dụ: mang các chất dẫn truyền thần kinh vào tế bào và phóng thích chúng), từ đó đẩy các dấu hiệu qua lại giữa các tế bào thần kinh.

Để chuyển gửi một thông điệp, tế bào não bộ phóng thích chất dẫn truyền thần kinh vào khe tiếp giáp 2 tế bào thần kinh gọi là synapse. Chất dẫn truyền thần kinh vượt qua synapse và gắn vào các protein (hay thụ thể) ở tế bào tiếp nhận thần kinh ở não bộ. Nguyên nhân này gây ra thay đổi trong tế bào tiếp nhận thần kinh ở não bộ và  thông điệp đã chuyển phát.

Các chất ma tuý tác động thế nào trong não bộ ?

Ma tuý là các chất hoá học, hoạt động trong não bộ bằng cách “gõ nhẹ” vào hệ thống thông tin và khuấy động đường chuyển vận, tiếp nhận và xử lý thông tin bình thường của não bộ. Một số loại ma tuý như cần sa và heroin có thể kích hoạt tế bào thần kinh vì chúng có cấu trúc hoá học gần giống nhau và có cùng chất dẫn truyền thần kinh phù hợp với nhau. Sự đồng dạng này trong cấu trúc “lừa” được các thụ thể và cho phép ma tuý khoá chặn và kích hoạt tế bào thần kinh. Mặc dù các chất ma tuý này tương tự các hoá chất não bộ nhưng chúng không kích hoạt tế bào thần kinh trong cùng một quá trình hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh và chúng tạo ra các thông điệp bất thường và các thông điệp bất thường này được chuyển vận trong não bộ.

Các chất ma tuý khác như amphetamine, cocaine có thể gây ra sự phóng thích bất thường một số lượng lớn các chất dẫn truyền thần kinh hoặc ngăn chặn sự thu gom bình thường các chất hoá học của não bộ. Tình trạng rối loạn này sản sinh ra một khối lượng thông điệp quá mức và tiếp theo là dẫn đến rối loạn các kênh thông tin. Sự khác biệt này có thể mô tả như sự khác nhau giữa một người nói thầm thì trong tai và một người nói trong máy qua tai nghe.

Ma tuý tác động trong não bộ tạo ra vui thích thế nào ?

Hầu hết các chất gây nghiện đều tác động tới vòng “thưởng thức” của não bộ một cách trực tiếp hay gián tiếp bởi các hoạt động của dopamine. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh trong các vùng não điều chỉnh hành động, cảm xúc, nhận thức, động cơ và cảm giác vui thích. Kích thích quá mức vòng thưởng thức này đưa đến nhiều hành vi tự nhiên, từ đó dẫn đến tìm kiếm tác dụng khoải cảm ở người lạm dụng các chất gây nghiện và “dạy hay thúc đẩy” cho họ hành vi sử dụng lại (để được tự thưởng trở lại).

Kích thích vùng vui thích trong não bộ thuyết phục chúng ta tiếp tục dùng ma tuý thế nào ?

Não bộ của chúng ta gửi tín hiệu đảm bảo rằng chúng ta sẽ hoạt động thay thế trở lại bằng việc kết nối các hoạt động này với sự vui thích hay tự thưởng thức. Bất cứ lúc nào vòng tự thưởng thức được kích hoạt, não bộ ghi nhận là đã có điều gì quan trọng đang xảy ra mà cần phải nhớ lại, cần phải thúc đẩy nhiều lần nữa mà không cần nghĩ về điều ấy. Lý do vì kích thích lạm dụng trên cùng một vòng tự thưởng thức, đây cũng là con đường chúng ta “học hay thúc đẩy” lạm dụng ma tuý.

Tại sao chúng ta thích nghiện ma tuý hơn là thích tự thưởng ?

Khi hút hay chích ma tuý, chúng có thể phóng thích từ 2 đến 10 lần số dopamine có được do quá trình tự thưởng thức. Trong một số trường hợp, hiện tượng này xảy ra hầu như ngay lập tức và hiệu quả của nó có thể kéo dài hơn những hiệu quả do vòng thưởng thức tạo ra. Kết quả tác dụng trên vòng thích thú nhỏ bé này tạo ra một cách tự nhiên như hành vi ăn uống và tình dục. Tác dụng tạo ra vòng cung tự thưởng thức số lượng lớn sẽ thúc đẩy con người sử dụng ma tuý nhiều lần. Đây là lý do tại sao đôi khi các nhà khoa học cho rằng lạm dụng ma tuý là điều gì đó mà người ta đã học cách sử dụng ma túy theo cách thức mới tốt hơn (!).

Những gì xảy ra trong não bộ khi chúng ta sử dụng ma tuý ?

Ngay sau khi điều chỉnh giảm âm thanh, não bộ của chúng ta bổ sung tràn ngập dopamine (và các chất dẫn truyền thần kinh khác) bằng cách giảm sản sinh dopamine hoặc giảm số lượng các thụ thể để có thể thu nhận dấu hiệu. Do vậy, ảnh hưởng của dopamine trên  vòng cung tự thưởng thức của não bộ người lạm dụng ma tuý trở nên chậm một các bất thường và khả năng trải nghiệm bất cứ sự vui thích nào cũng giảm. Chính vì vậy nên đôi lúc người lạm dụng ma tuý có cảm giác bải hoải, tẻ nhạt, thất vọng và không khả năng vui thích mà trước đó họ đã thích thú. Lúc này, họ đòi hỏi sử dụng ma tuý chỉ để cố gắng lấy lại hoạt động của dopamine trở về bình thường. Và người lạm dụng ma tuý phải sử dụng số lượng ma tuý lớn hơn lần sử dụng trước để tạo ra tác dụng dopamine cao hơn – hiệu quả này được hiểu là sự dung nạp.

Ma tuý tác dụng lâu dài thế nào trên vòng hưởng thụ của não bộ ?

Chúng ta biết một cơ chế tương tự liên quan tình trạng tăng dung nạp đôi lúc có thể dẫn tới thay đổi quan trọng trong tế bào thần kinh và trong vòng tự thưởng của não bộ, dẫn đến khả năng tổn thương trầm trọng “sức khoẻ” của não bộ. Ví dụ, glutamate là một chất dẫn truyền thần kinh khác có ảnh hưởng đến vòng cung tự thưởng và khả năng học. Khi độ tập trung mong muốn của glutamate bị thay đổi bởi lạm dụng ma tuý, não bộ cố gắng cân bằng lại sự thay đổi này và điều đó có thể là nguyên nhân gây giảm chức năng nhận thức.

Tương tự, lạm dụng ma tuý lâu dài có thể kích hoạt thói quen thích ứng  hoặc kích hoạt hệ thống trí nhớ không ý thức. Điều khiển phản ứng là một ví dụ của thể loại học, mà qua đó hình ảnh môi trường sử dụng ma tuý các lần trước trở thành yếu tố liên kết với việc sử dụng ma tuý trước kia và có thể kích hoạt thèm muốn không kiểm soát được nếu lần trước người nghiện sử dụng ma tuý trong môi trường này, ngay cả khi không có ma tuý sẵn sàng sử dụng. Đây là cách học sử dụng ma tuý “phản ứng” cực kỳ hiệu quả và có thể xuất hiện ngay cả khi người nghiện đã bỏ ma tuý được nhiều năm.

Những thay đổi khác của não xảy ra như thế nào ?

Sử dụng ma tuý nhiều năm làm gián đoạn cấu trúc não nặng nề tác động tới kiểm soát và ức chế hành vi liên quan tới lạm dụng ma tuý. Công bằng mà nói, tiếp tục lạm dụng có thể dẫn tới dung nạp tăng hoặc cần phải sử dụng liều cao hơn để có được hiệu quả mong muốn (thoả mãn cơn thèm). Điều đó cũng có thể dẫn tới nghiện và người lạm dụng tìm kiếm ma tuý, sử dụng ma tuý như một cơn xung dộng. Nghiện ma tuý tiêu huỷ dần dần khả năng tự kiểm soát và khả năng ra quyết định thật sự khi phát tín hiệu xung động sử dụng ma tuý trở nên mãnh liệt.

BS Phạm Văn Trụ CK II PGĐ Bv Tâm Thần. Trưởng Nhóm Hỗ trợ Chuyên môn Chương trình Methadone Tp Hồ Chí Minh.
Theo NIH Pub Number 10-5605. Published April 2007. Revised August 2010.  NIDA