BIÊN NIÊN SỬ CỦA FREUD VÀ NGÀNH PHÂN TÂM THẦN

891
  1. Sigmund Freud sinh ra ở Freiberg.

    1880-1882. Qua bác sĩ người Áo Josef Breuer  Freud đã gặp trường hợp của Anna O, một cô gái với triệu chứng Hysterie và nhờ đó Freud đã phát hiện ra một phương pháp trị liệu thông qua lời nói. Freud coi cuộc gặp gở này như là một cột mốc đã thay đổi quan điểm của ông.

  2. Tại Paris, Freud gặp bác sĩ tâm thần Jean M

    artin Charcot và các bệnh nhân Hysterie ở La Salpétrière.

    1886.  Freud lần đầu tiên mở phòng mạch ở Vienne, quyết định áp dụng phương pháp của Breuer là cứ để cho bệnh nhân nói.

    1887. Gởi lá thư đầu tiên tới Wilhelm Fliess, sau này là “bạn và đối thủ, tuy nhiên lại rất cần nhau ”.

    1889. Trở lại Paris, gặp gỡ các bậc thầy của trường phái Nancy : Hippolyte Bernheim và Ambroise Liébault.

    1889. Qua điều trị trường hợp Emmy von N. , Freud quyết định từ bỏ phương pháp ám thị thôi miên. Ông nghĩ ra kỹ thuật liên tưởng tự do, sự lắng nghe trở thành một công cụ lâm sàng thăm khám các chứng loạn thần kinh .

    1895. Cộng tác với Breuer để xuất bản “Các nghiên cứu về Hysterie”

    1896. Lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ  “Phân tâm”. Cũng trong năm đó thân phụ của  Freud qua đời.

    1897. Freud được phong giáo sư ở trường đại học và cũng trong năm đó ông tự phân tâm mình.

    1900. Xuất bản tiểu luận “Diển giải các giấc mơ” được xem như là một phương pháp chính thống để đi vào vô thức : “Giấc mơ là sự thực hiện một cách ngụy trang một ham muốn bị đè nén”

    1902-1907. Diễn ra buổi họp đầu tiên ở nhà Freud – số 19 đường Berggasse, Vienne của Hiệp Hội Ngày Thứ Tư sau này là tiền thân Hiệp Hội Phân Tâm Học Vienne.

    1906.  Bắt đầu thư từ với C. G. Jung.

    1908. Thư từ với mục sư Pfister. Cũng trong năm đó Sandor Ferenczi tới thăm Freud, bắt đầu một tình bạn đầy biến động trong 25 năm.

    1910. Xuất bản  ở Mỹ “ Ba tiểu luận về tình dục” được Abraham A. Brill dịch. Thành lập Hiệp Hội Phân Tâm Học Quốc Tế (API) ở Nuremberg.

    1911. Thành lập Hiệp Hội Phân Tâm Học Hoa Kỳ.

    1913. Cắt đứt vĩnh viễn giữa Freud và Jung.

    1919. Luận án của René Laforgue về điều trị tâm thần phân liệt.

    1920. Melanie Klein lần lượt thành lập ở Berlin rồi Luân Đôn một phương pháp phân tâm trên trẻ em dựa trên trò chơi. Cuộc tranh cải với Anna Freud.

    1923. Freud  được phẩu thuật ung thư lần đầu tiên . Xuất bản “Cái Tôi và Bản Ngã”

    1925. Hội nghị API ở Bad Homburg : Các nhà phân tâm phải được phân tâm trước đó.

    1926. Thành lập Tổ Chức Phân Tâm Học Paris (SPP) gồm có Edouard Pichon, René Laforgue trong số các thành viên.

    1929. Xung đột giữa Freud và Brill, chủ tịch Hiệp Hội Phân Tâm New York về vấn đề một số nhà phân tâm không phải là bác sĩ.

    1934. Jacques Lacan gia nhập SPP

    1936. Hội nghị ở Marienbad. Lacan đọc một tham luận độc đáo :”Giai đoạn gương soi”

    1938. Hội nghị ở Paris : Hiệp Hội tại Hoa kỳ chi phối API. Các nhà phân tâm tỵ nạn tại các nước khối tiếng Anh để tránh sự truy bắt của phát xít. Freud rời Vienne tới Paris trú tại nhà Marie Bonaparte sau đó qua Luân Đôn.

    1939. Tác phẩm” Moise và chủ nghĩa độc thần”

    23 tháng 9 năm 1939 Freud chết tại Luân Đôn.

    Từ 1940. Trong chiến tranh SPP dừng mọi hoạt động.

    Sau 1945. Tư tưởng Freud phát triển mạnh. Có không ít vấn đề ở các hiệp hội nở rộ trên toàn thế giới. Tại Pháp thới hậu chiến là thời kỳ hoàng kim của “Hiện tượng Lacan”.

    Phân tâm được đưa vào trường đại học.

    1950. Đại hội nghị Tâm Thần lần đầu tiên tại Paris. Đối đầu giữa trường phái Pháp trung thành với di sản Freud và khuynh hướng Hoa Kỳ thực dụng hơn.

    1952. Ra đời Viện Phân Tâm tại Pháp.

    1953. SPP chia tách. Tổ Chức Phân Tâm Pháp (SFP) duy trì tinh thần SPP.

    1958. Donald Winnicott xuất bản “Từ nhi khoa tới phân tâm” tại Anh.

    1963. Lại chia tách. Tranh cải dữ dội do Lacan chủ trương các buổi trị liệu ngắn.

    Lacan,Favez-Bourtonier và Dolto từ nhiệm ở SFP và như vậy đồng thời họ cũng tách khỏi API.

    1964. SFP chuyển thành Hiệp Hội Phân Tâm Pháp (APF). Lacan tự  mình thành lập

    Học viện Freud ở Paris  (EFP) chủ trương tự do cho các nhà phân tâm, thời gian các đợt điều trị  có thể linh hoạt.

    1967. Tác phẩm”Từ vựng của phân tâm học” của Laplanche và Pontalis.

    1969. Thành lập Tổ Chức Phân Tâm Pháp ngữ (OPLF) tách ra từ EFP. Hội nghị API ở Rome :các tổ chức phân tâm Châu Au đòi cải tổ về nghiệp vụ và đào tạo.

    1980. Lacan lại gây dư luận bằng cách tự giãi tán EFP . “ Đơn độc như tôi vẫn thế ” đó là lời ông nói.Một số các nhà phân tâm Pháp quyết định không đứng trong bất kỳ tổ chức nào.

    1981. Lacan lại một lần nữa đở đầu thành lập Học viện của trường phái Freud được điều hành bởi Jacques-Alain Miller, hiện nay đã có các chi nhánh ở 20 nước.

    9 tháng 9 năm 1981 Lacan chết.

    1987. Gầy dựng phân tâm tại các nước xã hội chủ nghĩa.

    1991. Hội nghị API ở Buenos Aires quy định các tiêu chuẩn hiện hành của phân tâm.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO:

    1-     Histoire d’une révolution – Corine Bouchouchie. Nouvel Observateur N0 22 – 2002

    2-     Grand dictionnaire de la psychologie – 1999

BS Trần Duy Tâm*

BS CK1, Phó Phòng KHTH, Bệnh Viện Tâm Thần TP. HCM